Bộ Y tế đề xuất 5 giải pháp giảm tải bệnh viện tại TPHCM

(VOH) - Chiều 14-2, PGS.TS, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng các Vụ, Cục trực thuộc Bộ Y tế đã làm việc với Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân cùng lãnh đạo Sở Y tế TPHCM, các bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện quận, huyện của TP nhằm tiếp tục bàn bạc, tìm giải pháp giải quyết tình trạng quá tải tại TPHCM. Trên cơ sở lắng nghe ý kiến của 2 TP lớn là TPHCM và Hà Nội, Bộ Y tế sẽ phê duyệt đề án giảm tải cho ngành Y tế cả nước.

Bệnh viện Nhi đồng 1 thường xuyên quá tải. Ảnh Tuổi Trẻ

Tại buổi làm việc chiều qua, chính ngành Y tế cũng thừa nhận: có sự quá tải cả về nội trú lẫn khám điều trị ngoại trú. Việc quá tải làm ảnh hưởng chất lượng điều trị, gây nhiễm trùng bệnh viện. Quá tải cũng ảnh hưởng nhiều đến tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên ngành Y tế. Minh chứng điều này, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM đưa ra số liệu cụ thể tại các bệnh viện chuyên khoa của TP hiện nay như Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, bệnh viện Ung bướu, Chấn thương chỉnh hình, Phụ sản Từ Dũ và Hùng Vương, công suất giường bệnh trong năm 2011 luôn vượt so với kế hoạch, dao động từ trên 110% đến gần 130%. Với tổng số giường bệnh toàn TP là 31.088 giường, số lượt khám, điều trị ngoại và nội trú năm 2011 của toàn ngành luôn tăng cao so với kế hoạch đề ra. Cụ thể như tỷ lệ khám tăng trên 107%, bệnh nhân ngoại trú tăng 152 %, nội trú tăng hơn 130%. Và nếu so với năm trước thì năm sau luôn chiếm tỷ lệ cao hơn. Theo ngành Y tế TP, để giải quyết bài toán quá tải, nhiều giải pháp trước mắt được đặt ra song, những giải pháp này cũng chỉ giải quyết tạm thời tình trạng quá tải, và trên thực tế như chúng ta thấy cũng chưa phát huy hiệu quả rõ nét. Vì thế, theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh, giải pháp lâu dài của ngành Y tế tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng thương hiệu bệnh viện. Ông Bỉnh nhấn mạnh:

Thạc sĩ, Bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 đề xuất 3 nhóm giải pháp chính giảm tải trong lĩnh vực nhi khoa:
Bác sĩ Lê Hoàng Minh, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM nhấn mạnh giải pháp mang tính đột phá mà bệnh viện Ung bướu đã thực hiện nhằm giảm quá tải là:
Ngoài việc tự đầu tư, nâng cấp tại chỗ là biện pháp trước mắt giảm quá tải. Nhưng việc nâng cấp tại chỗ cũng chỉ có giới hạn vì TPHCM không cho xây dựng mới các cơ sở Y tế trong nội thành. Vấn đề đặt ra là, các bệnh viện lớn của TP đều có kế hoạch di dời, phát triển thêm tại cơ sở mới nhưng điều đáng nói là trong quy hoạch phát triển mạng lưới ngành y tế, rất nhiều dự án triển khai chậm, chưa thể nào xúc tiến xây dựng. Lý giải điều này, ông Huỳnh Văn Biết, Phó Giám đốc Sở y tế TPHCM cho biết năm 2011 ngành y tế TP được bố trí vốn để thực hiện xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp 50 dự án. Trong đó có 7 dự án được đầu tư xây dựng mới tại 4 cữa ngõ TP, cụ thể như cửa ngõ phía Bắc có bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi, Hóc Môn, cửa ngõ phía Nam có bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, trung tâm xét nghiệm y khoa TP, cửa ngõ phía Đông có Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, bệnh viện Ung bướu, cửa ngõ phía Tây có bệnh viện Nhi đồng TP. Hiện nay, các dự án có tiến độ thực hiện chậm tập trung ở các dự án bệnh viện cửa ngõ do tình hình ghi vốn chậm, các dự án vướng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, các dự án bị vướng chi phí tư vấn thiết kế nước ngoài, và vướng do ảnh hưởng quy hoạch.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bày tỏ, với ngành Y tế TPHCM, nhằm giảm quá tải nên tập trung thực hiện 5 giải pháp bao gồm: phát triển số giường bệnh, chuyên môn kỹ thuật, nhân lực, tài chính, xã hội hóa , nhưng ưu tiên và khẩn cấp nhất là:

Với sự nỗ lực của TPHCM hiện nay, nhiều mô hình hay cách làm mới được đưa ra giảm tải như mô hình thành lập phòng khám, bệnh viện vệ tinh tại quận, huyện. Tuy vậy điều mà tất cả chúng ta đều mong đợi đó là sự đầu tư về nguồn nhân lực cũng như cơ sở vật chất cho ngành Y tế. Trong khi các dự án xây dựng mới tại quận, huyện ngoại thành còn chậm, chưa thúc đẩy nhanh được thì ngành y tế sẽ vẫn phải tiếp tục gồng mình, oằn vai với gánh nặng cũng như áp lực bệnh nhân đổ về tuyến trên. Giải quyết 2 vấn để cốt lõi này xem ra không hề đơn giản.