Cấm xe 3, 4 bánh tự chế: Không chỉ là hỗ trợ tiền

(VOH) - Mặc dù ngày 1-1-2010 là thời hạn cấm xe 3 - 4 bánh tự chế lưu thông trên địa bàn thành phố, thế nhưng, cho đến nay, người mưu sinh bằng phương tiện nầy vẫn đang rối bời vì chưa tìm được việc làm thay thế.
 

Người mưu sinh bằng phương tiện xe 3- 4 bánh tự chế vẫn đang rối bời vì chưa tìm được việc làm thay thế.

Đời sống của những người dân nghèo hành nghề bằng các loại phương tiện nói trên lại càng trở nên eo hẹp, chông chênh. Miếng cơm, manh áo kiếm được càng trở thành gánh nặng lo toan. Nhiều người đang loay hoay tìm cách chuyển đổi nghề. Theo ghi nhận của chúng tôi, người mưu sinh bằng xe thô sơ 3-4 bánh đang ngổn ngang tâm trạng. Chị Trần Thị Ngọc Phượng bán rau, củ, quả trên xe đẩy ở quận 1 cho biết, chị đã được phường thông báo là sẽ hỗ trợ 5 triệu đồng, tiền sẽ nhận khi trả xe. Thế nhưng, điều chị lo lắng là sau khi trả xe, sẽ chưa biết làm gì. Hiện nay, mỗi ngày đi bán chị kiếm được khoảng 100.000 đồng, đủ trả tiền ăn, tiền nhà. Khác với chị Trần Thị Ngọc Phượng, bà Võ Thị Nâu ở 167/4 Bến Vân Đồn, quận 4  bán dưa hấu trên xe đẩy ở chợ Xóm Chiếu gần 30 năm, nhưng không được hỗ trợ với lý do xe không có giấy. Bà Nâu cho biết:

Dù có được nhận tiền hỗ trợ hay không thì nhiều người mưu sinh bằng các phương tiện bị cấm, hạn chế lưu thông vẫn rất lo lắng cho cuộc sống sau này của mình. Ông Nguyễn Thanh Long  - 60 tuổi, ngụ ở Phường 9, Quận 4, chạy xe ba gác chở hàng  quanh khu vực chợ Dân Sinh hơn 30 năm  nay than thở: "Tôi gắn bó với nghề này đã lâu cuộc sống của gia đình chỉ nhờ vào chiếc xe này bây giờ cấm không cho chạy nữa không biết làm gì để kiếm sống". Chúng tôi hỏi làm gì với số tiền được hỗ trợ, ông Long cho biết:

Từ khi quy định cấm có hiệu lực, những hộ hành nghề bằng xe thô sơ 3-4 bánh bắt đầu chuyển đổi hình thức mưu sinh. Quận 5 có hơn 300 hộ sinh sống bằng nghề này, trong đó có 73 hộ thuộc diện hộ nghèo. Các hộ nghèo này đã nhận được số tiền hỗ trợ 7 triệu đồng một hộ. Có lẽ 7 triệu đồng chỉ là số tiền mang tính tượng trưng. Bởi lẽ, để chuyển đổi sang một công việc mới đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình, những hộ này chắc chắn phải cần đến những số tiền lớn hơn. Ngoài số hộ nghèo được hỗ trợ, còn có đến 243 hộ mưu sinh bằng nghề lái xe thô sơ 3-4 bánh trong những ngày qua không còn hoạt động và đang chờ tiền hỗ trợ để chuyển đổi nghề. Một người dân hành nghề lái xe ba gác nhiều năm lo lắng:

Để hỗ trợ cho số lao động này không phải chỉ là số tiền 5 hay 7 triệu mà điều quan trọng là giúp họ chuyển đổi được nghề nghiệp của mình, ổn định cuộc sống. Quận 5 là quận đã làm tốt công tác hỗ trợ cho những người hành nghề bằng xe 3 -4 bánh tự chế thuộc diện hộ nghèo chuyển đổi sang làm những nghề khác. Bà Trương Thị Nguyệt, Trưởng phòng Lao động – Thương binh & Xã hội Q.5 cho biết:

Hiện nay, những người mưu sinh bằng nghề xe 3-4 bánh tự chế ở quận 5 thuộc hộ nghèo đã nhận tiền hỗ trợ. Tương tự, số hộ nghèo ở quận 4 cũng đạ nhận được tiền hỗ trợ, trong số 944 hộ hành nghề bằng phương tiện xe 3-4 bánh tự chế có 375 hộ nhận được tiền trong đợt 1, phần còn lại sẽ nhận trong tháng 1 này. Ở quận Phú Nhuận, theo anh Phạm Bảo Toàn - Phó Phòng Tài nguyên - Môi trường trên địa bàn quận có hơn 100 hộ hành nghề xe 3- 4 bánh tự chế thuộc diện hộ nghèo đã nhận tiền hỗ trợ từ cuối tháng 12 năm 2009. Gần 560 hộ còn lại không thuộc diện hộ nghèo sẽ nhận tiền hỗ trợ  vào trung tuần giữa tháng Giêng. Vẫn biết rằng kiếm việc làm cho những người mưu sinh bằng xe 3-4 bánh tự chế có học vấn thấp là chuyện không dễ dàng. Tuy nhiên, đây là vấn đề mà các địa phương cần phải dành ưu tiên để thực hiện, giúp cho người nghèo có công ăn việc làm là cách tích cực nhất để xóa đói giảm nghèo. Có vốn là một chuyện nhưng sử dụng vốn như thế nào để  làm ăn có hiệu quả lại là một vấn đề đặt ra cho các đoàn thể, địa phương trong việc chuyển đổi nghề cho số  lao động này.

Việc cấm lưu thông xe 3-4 bánh tự chế là chủ trương đúng đắn của thành phố, cần triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để giải quyết công ăn việc làm cho những hộ sinh sống bằng các nghề có liên quan đến xe 3- 4 bánh tự chế là vấn đề dân sinh có liên quan đến nhiều gia đình, hộ nghèo tại các quận huyện. Các địa phương cần sớm có  sự  hỗ trợ thiết thực, làm tốt công tác hướng dẫn, tư vấn chuyển đổi nghề phù hợp cho những đối tượng này, để người lao động nghèo yên ổn làm việc có thu nhập, nhất là khi Tết Nguyên đán đã gần kề.

Phan Khanh – Thanh Hùng