Dự thảo Luật Khoáng sản sửa đổi: Cần thể chế hóa hơn nữa vai trò của Nhà nước

(VOH) - Ngày 16/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, Quốc hội tiếp tục thảo luận và cho ý kiến với Dự thảo Luật Khoáng sản sửa đổi.
 Đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng Nguyễn Thị Nương phát biểu ý kiến. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Sau 13 năm thực hiện Luật Khoáng sản, công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản được củng cố và tăng cường,… Tuy nhiên, thực tế việc thi hành bộ Luật này thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập về các vấn đề như quy hoạch, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, nội dung phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động ở Trung ương và địa phương chưa chặt chẽ, Cơ quan thanh tra chuyên ngành về khoáng sản chưa đủ mạnh,… do đó cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế và Dự thảo Luật Khoáng sản sửa đổi lần này với 87 điều và 11 Chương. Trong đó có 53 điều được bổ sung mới toàn bộ về nội dung và 34 điều được sửa đổi bổ sung.
Về tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi hiện nay, đại biểu Nguyễn Thị Mai-Đoàn Ninh Thuận, tỏ ra quan ngại: Hễ ở đâu nghi ngờ có mỏ khoáng sản là ở đó diễn ra tình trạng khai thác lén lút, rất phức tạp, trong khi đó công tác quản lý của chính quyền địa phương tại nơi có mỏ khoáng sản rất lỏng lẻo. Chính điều này dẫn đến hệ lụy môi trưởng từ rừng, nguồn nước bị xâm hại nghiêm trọng và đặc biệt là đời sống người dân tại đây bị ảnh hưởng rất lớn. Đại biểu Nguyễn Thị Mai, góp ý thêm về vấn đề này:


Đại biểu Hà Sơn Nhim-Đoàn Gia Lai, nhìn nhận: Nguồn tài nguyên khoáng sản của chúng ta thực chất trữ lượng không lớn, chất lượng không cao, nhưng lại đang bị khai thác một cách tràn lan và vô tội vạ. Nếu cứ đà này chỉ một thời gian ngắn nữa thôi các nguồn tài nguyên khoáng sản của Việt Nam sẽ cạn kiệt. Đại biểu Nhim cũng cho rằng: Chỉ 4 năm gần đây đã có gần 4.000 giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản được cấp và cộng với việc quản lý lỏng lẻo nên dẫn đến tình trạng khai thác khoáng sản ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Góp ý thêm về dự thảo Luật này, đại biểu Hà Sơn Nhim, nói:
Nhiều đại biểu băn khoăn là về những điều khoản quy định quyền lợi của người dân nơi có mỏ khoáng sản bị khai thác chưa được dự thảo Luật là rõ và cụ thể. Đại biểu Lưu Thị Chi Lan-Đoàn Vĩnh Phúc chỉ ra rằng: Hiện nay, nguồn mỏ khoáng sản được khai thác chủ yếu ở các tỉnh khu vực miền núi, nơi chiếm số đông là đồng bào dân tộc thiểu số và kinh tế các vùng này chậm phát triển. Thế nhưng, các quy định về hỗ trợ người dân bị mất đất nơi có mỏ khoáng sản, rồi chính sách tuyển dụng hay tiền lương cho lao động tại chỗ cũng như chế độ hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân là rất thấp. Bên cạnh đó, đại biểu Lan cũng cho rằng, chính việc quy định phân cấp trong cấp phép khai thác khoáng sản chưa cụ thể nên đã dẫn đến tình trạng khai thác tràn lan và trái phép. Về vấn đề này đại biểu Lưu Thị Chi Lan, kiến nghị:

Góp ý thêm về vấn đề quản lý trong khai thác khoáng sản hiện này, đại biểu Triệu Sỹ Lầu-Đoàn Cao Bằng, nhìn nhận:
Ý kiến của nhiều đại biểu cho rằng: Hiện nay 3 nguồn khoáng sản là rừng, nước và và các khoảng sản mỏ có liên hệ mật thiết với nhau nên việc chỉ 1 trong 3 nguồn khoáng sản bị khai thác bừa bãi sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và người phải hứng chịu nhiều hệ quả nhất chính là người dân. Chính điều này nên đề nghị Chính phủ cần có một chiến lược cụ thể định hướng việc khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên. Đại biểu Lê Quốc Dung-Đoàn Thái Bình, góp ý thêm về vấn đề này:
Trong phiên làm việc chiều cùng ngày, các đại biểu tiếp tục góp ý và biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2008, cũng như biểu quyết thông qua 2 bộ Luật là Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi và Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi. Cũng trong phiên làm việc chiều nay, Quốc hội đã phê chuẩn miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo đối với ông Nguyễn Thiện Nhân và miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội với ông Nguyễn Hoàng Anh./.


Quốc Dũng