Giáo sư Trần Văn Giàu- nhà cách mạng lỗi lạc, một người thầy đáng kính

(VOH) - GS Trần Văn Giàu (còn đuợc gọi bằng cái tên trìu mến là bác Sáu Giàu)là người thầy của nhiều thế hệ nhà giáo Việt Nam.Với cách mạng,với Đảng và Bác Hồ, giáo sư là người tâm huyết, thủy chung, kiên trì với lý tưởng, với con đường đã chọn.
 Tuổi trẻ TPHCM chúc mừng Giáo sư Trần Văn Giàu nhân dịp Giáo sư được tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng. Ảnh: THIÊN LINH

Ngày nay nhắc đến thành công của CM tháng Tám ỏ Nam Bộ , nguời ta không quên nhắc đến ông về khí thế hừng hực kháng chiến chống xâm lăng. Ngày 25-8-1945, cách nay 65 năm, dòng người như nước đổ về giành chính quyền tại Sài Gòn- Gia Định dưới sự chỉ huy của Chủ tịch Ủy ban Giải phóng lâm thời Trần Văn Giàu cùng các nhà lãnh đạo như Phạm Ngọc Thạch, Phạm Văn Bạch…Họa sĩ Lê Du - một nhà cách mạng lão thành 60 năm tuổi Đảng, một nguời con của miền Nam tập kết trên đất Bắc đã nhiều lần đuợc gặp và nghe GS Trần Văn Giàu thuyết giảng đã kể lại:
 

Trong bối cảnh đất nước gặp muôn vàn khó khăn vận mệnh đất nước như "ngàn cân treo sợi tóc", sau khi Pháp muốn gây hấn nuớc ta lần nữa..Bác Hồ đã tin tưởng, trao những cương vị quan trọng cho trí thức cách mạng (trong đó có GS Trần Văn Giàu ), và họ đã thực sự bị thuyết phục, bởi lòng yêu thương con người, sự hy sinh vô bờ bến của Bác, vì một mục đích cao cả là "làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Tiến sĩ Trần Thị Mạo - nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh nói về những ảnh huởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với GS Trần Văn Giàu:

 
GS Trần Văn Giàu là một nhà khoa học lớn của nước ta, có uy tín cao trong giới khoa học thế giới, chúng tôi thường gọi là cây “đại cổ thụ” trong làng khoa học Việt Nam. Suốt cuộc đời, Giáo sư Trần Văn Giàu đã liên tục sáng tạo, được giới khoa học thừa nhận “chưa có người nào viết nhiều như thế”. Ba phần tư thế kỷ hoạt động cách mạng và nghiên cứu khoa học, Giáo sư Trần Văn Giàu đã có hơn 150 công trình khoa học với hàng vạn trang sách đã in ra.Các công trình khoa học của Giáo sư Trần Văn Giàu đã để lại một dấu ấn riêng, một phát hiện mới và những quan điểm đầy thuyết phục, thể hiện sự thống nhất giữa tính chiến đấu và tính khoa học. Những đóng góp của Giáo sư Trần Văn Giàu không chỉ trong các hoạt động đấu tranh cách mạng mà còn tận tụy trong công tác sáng tạo khoa học, đào tạo, tập hợp lực lượng nghiên cứu khoa học, đã làm cho nhiều người vô cùng khâm phục và cảm động. Tiến sĩ khoa học giáo dục dân tộc của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TPHCM - Trần Thanh Pôn tâm tình:

 
Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, ông về sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó tới nay, mặc dù tuổi cao, sức khoẻ cũng không còn được như trước nữa, nhưng ông vẫn tiếp tục miệt mài khảo cứu, suy ngẫm, hoàn thiện những công trình đã ấp ủ từ trước đó và công bố những công trình mới. Học trò nhiều thế hệ, từ những người từng được ông kèm cặp, nay đã trở thành những học giả danh tiếng, cho tới lớp sinh viên mới chập chững vào nghề. Đọc sách ông viết, không ít người tự nhận là môn sinh gián tiếp của ông, vẫn kéo nhau về xin gặp ông để được nghe ông nói, thấy ông cười, được ông chỉ dẫn cho nhiều điều.Thời gian gần đây do sức khỏe yếu, ông ít tham gia các cuộc họp, nhưng lãnh đạo thành phố hay chúng tôi đến thăm , ông đều căn dặn cố gắng làm tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ”. Ông luôn dặn: Học Cụ Hồ trước hết phải làm gương, nêu gương, giữ mình cho tốt, cho sạch.
Là nhà giáo, ông đã góp công xây nền, đắp móng cho nền giáo dục đại học Việt Nam mới, trực tiếp tham gia giảng dạy từ Trường Dự bị Đại học tới Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông là người đã và đang trực tiếp hoặc gián tiếp đào tạo nhiều học trò xuất sắc cho nền sử học Việt Nam, trong đó có những nhà sử học lớn như Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng. Là nhà khoa học, thông qua hàng chục công trình khảo cứu khổng lồ của mình, ông tự khẳng định vị trí, tầm vóc của một sử gia vĩ đại của nền sử học Việt Nam hiện đại. TS Trần thanh Pôn tâm tình : Thế hệ chúng tôi, nhất là những người công tác trong cơ quan nghiên cứu và đào tạo khoa học xã hội luôn coi đó như là một ân huệ, một thông điệp mang tính chỉ giáo vừa cụ thể vừa nghiêm khắc, một đòi hỏi đồng thời là niềm tin hy vọng của bác Sáu - Giáo sư Trần Văn Giàu. Bà Lê Thị Thanh Hải - nguyên Phó Ban biên sọan lịch sử của quận ủy Gò Vấp xúc động nói về giáo sư:

Bác Sáu, một nhân cách trí thức cộng sản mang đặc tính Nam Bộ: giản dị, bao dung, quyết liệt mà nhân ái, một bậc thầy mẫu mực được các thế hệ học trò tôn vinh, yêu kính đang bước vào tuổi 100, xin kính chúc bác Sáu-GS mạnh khỏe, sống lâu hơn nữa để tiếp tục thấy sự chuyển mình của đất nước Việt Nam trong thế kỷ 21/.