Kêu gọi lương tâm nhà sản xuất, đợi đến bao giờ?

Ngày 30-12, <b>VOH</b> đã đăng bài phóng sự Vệ sinh an toàn thực phẩm, với phần 1 có tựa đề Thực phẩm Tết, nỗi lo luôn rình rập của Phóng viên Nhất Hương và Phương Dung. Theo đó, có một thực tế đáng nói là, bên cạnh những loại hàng hóa đảm bảo chất lượng, được bày bán ở những nơi có uy tín thì còn vô số những mặt hàng thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc cũng chen chân có mặt đánh lừa người tiêu dùng. Trong mớ hỗn độn đó, có ai biết được chất lượng của chúng ra sao? Có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không? mời bạn đọc xem tiếp phần cuối của phóng sự này với nhan đề "Kêu gọi lương tâm nhà sản xuất, đợi đến bao giờ?"
 Lấy mẫu kiểm tra vệ sinh thực phẩm.Ảnh:SGGP

Với hơn 300 chợ lớn nhỏ trên địa bàn TPHCM thì chuyện quản lý, kiểm tra chất lượng thực phẩm nhất là các loại thực phẩm Tết gặp rất nhiều khó khăn. Thời gian qua, câu chuyện thiếu hụt nguồn nhân sự luôn là yếu tố được các ngành chức năng đề cập để lý giải chuyện chưa quản lý kiểm soát được vệ sinh an toàn thực phẩm của TP. Trong năm vừa qua, với bao cố gắng nỗ lực, chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm sở y tế TP cũng đã được thành lập với mục đích tập trung cao hơn nữa cả về nhân sự, bộ máy quản lý nhà nước cho việc quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục Trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở y tế TP, đã cho biết việc thanh kiểm tra các mặt hàng thực phẩm Tết đã bắt đầu vào cuộc:

Theo chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm, việc thanh kiểm tra từ nay đến Tết sẽ được chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 tập trung kiểm tra vào chăn nuôi, vận chuyển, các cơ sở giết mổ đặc biệt là gia cầm, các quầy kinh doanh rau củ quả thực phẩm tươi sống tại các chợ đầu mối, các chợ lớn nhỏ hay nói cách khác trong giai đoạn này là kiểm tra nguồn nguyên liệu để sản xuất, giai đoạn 2 kiểm tra khâu sản xuất các mặt hàng phục vụ tết, và giai đoạn 3 là kiểm tra các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở kinh doanh phân phối.

Trong 3 đợt thanh kiểm tra này, nếu các cơ sở vi phạm thì theo ông Hòa hướng xử lý sẽ là:
Trong việc lựa chọn thực phẩm Tết, theo bác sĩ Lê Văn Nhân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP, thì những tiêu chuẩn nên ưu tiên lựa chọn là:
Phải nói rằng chuyện quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại một thành phố gần 10 triệu dân như TPHCM quả là cả một vấn đề. Bởi vì, việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm thì hết 80% phải nhập từ các tỉnh. Chưa kể Tết đến, lượng thực phẩm phục vụ tết từ các tỉnh nhập về TP không thể nào kiểm soát hết được. Bên cạnh việc thanh kiểm tra nhằm phát hiện, tiêu hủy những thực phẩm kém chất lượng thì trên thị trường vẫn còn đầy rẫy những loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng… Bên cạnh việc thanh kiểm tra phát hiện, thì chủ yếu hiện nay người tiêu dùng vẫn phải dựa vào cảm quan của mình là chính. Nhưng khi dựa vào yếu tố cảm quan thì “may nhờ, rủi chịu”. Làm sao các bà nội trợ có thể biết hết được trong những thực phẩm nhìn bắt mắt kia có hay không chất phụ gia độc hại? …Ngoài kêu gọi người tiêu dùng nên trở thành “người tiêu dùng thông thái”, thì việc kêu gọi lương tâm nhà sản xuất cũng được hướng đến. Thế nhưng, hiện nay, một thực tế chúng ta nhận thấy là bên cạnh những nhà sản xuất có uy tín, hàng hóa cũng như dây chuyền sản xuất, điều kiện sản xuất đều được thẩm định kiểm tra thì còn vô số các cơ sở sản xuất theo kiểu tự phát, theo mùa, thử hỏi làm sao có thể kêu gọi họ vì sức khỏe người tiêu dùng. Hơn nữa Tết đã cận kề, các lò sản xuất thủ công tự phát cũng đang chạy đua đưa sản phẩm một cách bắt mắt nhất, giá cả rẻ nhất để cạnh tranh, lôi kéo những gia đình có thu nhập thấp. Thế thì ở đây, câu chuyện quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm quả là một bài toán đau đầu, và đi trong từng ngóc ngách vấn đề, chúng tôi nhận thấy rằng, người nghèo sẽ là đối tượng có nguy cơ cao nhất trong việc tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, bởi vì họ sẽ không có nhiều tiền để dùng những sản phẩm uy tín, chất lượng. Trong hoàn cảnh rất khó kêu gọi lương tâm của nhiều nhà sản xuất, nhất là khi quản lý nhà nước vẫn chưa thể nào bao quát và kiểm soát hết được lĩnh vực này thì thiết nghĩ trước nhất người tiêu dùng nên tự học để trở thành nhà tiêu dùng thông thái.