Loạt bài Tìm giải pháp chống ngập cho Thành phố

Bài 2: Giải pháp phải hiệu quả lâu dài

(VOH) - Mới đây, khi khảo sát thực địa tại đoạn tường chắn rạch Gò Dưa ở phường Linh Đông, quận Thủ Đức, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải nhận định đây là mô hình cần nhân rộng và cần nghiên cứu để sản xuất vật liệu bằng uPVC cho các công trình chống ngập trên địa bàn thành phố .

Không phủ nhận khả năng che lấp tức thời của loại đê bao đất đá cọc xà cừ hiện vẫn được sử dụng ở nhiều đoạn bờ bao tại quận 12 hay quận Thủ Đức, nhưng đồng chí Lê Thanh Hải nhấn mạnh đến yếu tố lãng phí và so sánh với tường chắn bằng chất liệu uPVC:


Cũng liên quan đến vấn đề thất thoát, gây lãng phí là việc nhà thầu TOA của Nhật Bản chậm trễ trong thi công, nhiều lần vi phạm đào đường đã được xử lí triệt để. Dự án cải thiện môi trường nước ở phường 15 - quận 8 do nhà thầu TOA đảm trách trễ tiến độ gần 1 năm. Ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý Xây dựng Công trình Giao thông - Đô thị TP cho biết cụ thể hơn:


Hiện tại dự án cải thiện môi trường nước ở phường 15 - quận 8 đã bắt đầu đi vào hoạt động cùng với một công trình tương tự ở khu vực Thanh Đa, quận Bình Thạnh. Đây là hệ thống tiên tiến được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng bao gồm máy bơm công suất lớn và hồ điều tiết nước. Khi thành phố đầu tư xây dựng hoàn chỉnh một mạng lưới rộng lớn các điểm điều tiết như vậy sẽ tạo ra hệ thống kiểm soát lưu lượng nước một cách hiệu quả.

Ở điểm này, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trung Tín cho biết thành phố đã có chủ trương và tiến hành đầu tư xây dựng hơn 1 năm trở lại đây nhưng tiến độ hầu hết vẫn còn rất hạn chế. Ông Nguyễn Trung Tín khẳng định tính cấp bách của các công trình này:


Điểm cần lưu tâm đối với các dự án cải thiện môi trường nước sẽ được đầu tư xây dựng trong tương lai là phải mở rộng diện tích hồ điều tiết và lựa chọn địa điểm chiến lược.Theo thông báo kết luận chỉ đạo của Bí thư thành ủy Lê Thanh Hải, những khu vực cần lắp đặt hệ thống điều tiết lưu lượng nước gồm Khu đô thị Thủ Thiêm - quận 2, Khu đô thị Tây Bắc - nằm trên huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh và trong khu đất 150 hecta dự kiến làm công viên ở phường Thạnh Xuân, quận 12.

Cầu cống phải được bê tông hóa, đê bao tường chắn phải thay thế hoàn toàn cọc xà cừ bằng cọc uPVC. Thành ủy giao cho Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn khẩn trương xây dựng dự án sản xuất cừ nhựa uPVC để sớm có sản phẩm xây lắp các tuyến đê bao xung yếu. Ông Nguyễn Hoành Hoa - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty nói:


Một vướng mắc khác xung quanh công tác chống ngập ở thành phố là sự thống nhất giữa các Bộ ngành Trung ương, quận huyện cùng sở ngành của thành phố. Giám đốc Trung tâm điều hành Chương trình Chống ngập thành phố Nguyễn Phước Thảo có ý kiến:


Chủ trương đã thông suốt, chỉ đạo trực tiếp được đưa ra nên ngay bây giờ là thời điểm của hành động. Vấn đề ngập úng không chỉ kéo dài dai dẳng mà có nguy cơ ngày càng nghiêm trọng hơn trước ảnh hưởng của tình hình biến đổi khí hậu. Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải đưa ra thông điệp cụ thể cho thấy công tác chống ngập là một trong 6 mục tiêu trọng điểm của Đàng bộ và chính quyền thành phố :


Một thực tế buộc phải chấp nhận hiện nay là các công trình chống ngập không thể một sớm một chiều được hoàn thành, cho dù tiến độ thi công của hầu hết dự án trong số đó có vượt thời gian kế hoạch dự kiến. Đảng bộ - chính quyền thành phố đã nhìn nhận, đánh giá xác đáng vấn đề này và đồng thời đưa ra những phương hướng tổng thể cho công tác chống ngập. Theo đó, cần phải hành động gì và hành động ra sao thì yếu tố hiệu quả lâu dài, bền vững phải được đảm bảo. Đây là điều tiên quyết để có thể ngăn chặn “dòng chảy” lãng phí - vốn còn nguy hiểm gấp nhiều lần so với dòng chảy triều cường./.

Lê Nguyễn