Luật trợ giúp pháp lý: nên mở rộng đối tượng được trợ giúp

(VOH) - Tiếp tục chương trình làm việc của Quốc hội, sáng 1/6, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi), dự kiến sẽ thông qua vào cuối kỳ họp này.

Trong số các ý kiến đóng góp của về dự thảo luật này, nội dung được các đại biểu quan tâm nhiều nhất là phạm vi và đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám - tỉnh Kon Tum phát biểu ý kiến về dự án Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi). Ảnh: Cổng TTĐT

Mở đầu phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý các nội dung mà các đại biểu đã góp ý cho dự thảo Luật trợ giúp pháp lý. Đáng chú ý, ở phạm vi về người được trợ giúp pháp lý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xác định diện người được trợ giúp pháp lý cần phải dựa trên những nguyên tắc, tiêu chí cụ thể, phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật hiện hành và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm tính khả thi.

Theo đó, việc quy định người được trợ giúp pháp lý trong dự thảo Luật dựa trên các nguyên tắc, tiêu chí nhất quán, thực hiện theo chính sách của Đảng và Nhà nước về đền ơn đáp nghĩa; chính sách dân tộc; chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi bị buộc tội, phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em; nhóm đối tượng yếu thế nhất trong xã hội có khó khăn về tài chính, không đủ khả năng chi trả thù lao cung cấp dịch vụ pháp lý.

Luật cũng bổ sung thêm 02 nhóm đối tượng mới (người thuộc hộ cận nghèo bị buộc tội; nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính) được trợ giúp pháp lý (Điều 7). 

Về xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý, UBTVQH nhất trí cho rằng, xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý là quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta nhằm thu hút sự tham gia của xã hội vào hoạt động trợ giúp pháp lý, bảo đảm tối đa quyền và lợi ích của người được trợ giúp pháp lý, đồng thời giảm gánh nặng đối với Nhà nước. Việc thu hút các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý là cần thiết, nhưng trợ giúp pháp lý đòi hỏi phải bảo đảm chất lượng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

Về Trung tâm trợ giúp pháp lý và chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý, ông Định cho biết, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã xem xét và có thay đổi một số nội dung:

Mở rộng đối tượng được trợ giúp

Về đối tượng được trợ giúp pháp lý, dù dự thảo lần này đã bổ sung 02 nhóm đối tượng mới nhưng theo đại biểu Trần Thị Thanh Thủy, đoàn Thanh Hóa thì, cách xác định đối tượng khó khăn về tài chính sẽ như trong Điều 7 của dự thảo Luật thì diện người được trợ giúp pháp lý sẽ bị thu hẹp hơn so với các quy định của Luật chuyên ngành. Đại biểu Thanh Thuỷ đề cập:

Cũng ở phạm vi đối tượng được trợ giúp pháp lý, đại biểu Vương Ngọc Hà, đoàn Hà Giang cho biết: Luật hiện hành mới chỉ quy định, chỉ có trẻ em không nơi nương tựa mới được trợ giúp pháp lý, trẻ em bị buộc tội, trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng,… Tuy nhiên, cách quy định chia nhỏ đối tượng như dự thảo, theo đại biểu Hà dễ làm cho các đối tượng không được hưởng đầy đủ quyền trợ giúp pháp lý như tinh thần chung của dự Luật này:

Đại biểu Tô Văn Tám, đoàn Kon Tum cũng đề nghị, dự Luật trợ giúp pháp lý nên mở rộng thêm đối tượng cần được hỗ trợ, đặc biệt là đối tượng hộ cận nghèo:

Có thể nói, trong số các ý kiến của đại biểu, phạm vi về đối tượng trợ giúp pháp lý nhận được sự quan tâm của hầu hết các đại biểu. Và rõ ràng, trợ giúp pháp lý là hoạt động nghề nghiệp đặc thù, nên để phù hợp với thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu để có thể chỉnh sửa, hoàn thiện phù hợp hơn với yêu cầu của cuộc sống.