Mái nhà hậu phương của những người ở tuyến đầu

(VOH) - Mặc dù có chồng đang làm nhiệm vụ nơi đầu sóng ngọn gió, biết bao lo toan vất vả cuộc sống đời thường luôn đè nặng lên đôi vai của người vợ lính, nhưng các chị vẫn thầm lặng hy sinh cống hiến trọn đời cho tình yêu người lính. Và chúng tôi hay gọi vui “vợ lính đảo là gái son”. Câu nói này tuy có hơi chút làm chạnh lòng các chị, nhưng đó là một điều không thể phủ nhận mà chỉ những người trong cuộc, những người quan tâm đến cuộc sống, nhiệm vụ của người lính và gia đình của họ mới có thể hiểu một cách sâu sắc và đầy đủ điều đó.

Phải nói rằng đây là thiệt thòi rất lớn đối với những phụ nữ dám yêu, dám lấy bộ đội làm chồng. Quả thật, chỉ có niềm tin, sự thông cảm, tình yêu mãnh liệt của những người phụ nữ đối với những người lính mới có thể duy trì, nuôi dưỡng, bảo vệ hạnh phúc của ḿnh. Xen giữa câu chuyện của chúng tôi với chị Từ Thị Vy vợ của Trung úy Nguyễn Thành Tài-hiện đang công tác tại đảo Trường Sa lớn là những lần ngắt quãng nghẹn ngào khi chị kể về cuộc sống gia đình, về những khó khăn vất vả những ngày tháng đằng đẵng xa chồng. Thế rồi chị tự nhủ và nói với chúng tôi: “Vì mình cũng công tác trong lực lượng Hải quân nên cảm thông và hiểu được cuộc sống vất vả khi làm vợ bộ đội Hải quân. Vất vả, khó khăn là thế, nhưng mỗi khi gặp chồng dù chỉ đôi phút qua điện thoại, hay qua những cánh thư thì những lời đầu tiên chi dành cho chồng là những lời động viên chồng yên tâm công tác và nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ,…”. Yêu nhau hơn 2 và lấy nhau đã hơn 3 năm, nhưng số thời gian vợ chồng chị được ở bên nhau cũng chỉ khoảng vài tháng.Một năm chồng ở nhà được gần 2 tháng. Có bầu, chị Vy phải thay anh Tài tự mình làm tất cả các công việc của người đàn ông như: Sửa điện, sửa máy bơm, quét vôi nhà khi năm hết Tết đến,… Đứa con đầu chị Vy vượt cạn một mình. Chị nghẹn ngào nói: Từ khi sinh con mãi đến khi cháu được 14 tháng anh Tài mới được nghỉ phép về thăm vợ con. Và cái ngày đó có lẽ là ngày hạnh phúc nhất của vợ chồng mình,…”. Về cuộc sống của người vợ lính đảo, chị Từ Thị Vy, tự hào nói:


Trong ngôi nhà thuê chưa đến 30 m2 ở số 44/5/27, khu phố 13, phường 3, quận Gò Vấp. Tuy nhà nhỏ, nhưng nơi đây ngày ngày vẫn vang lên tiếng cười, tiếng bi bô của trẻ con. Đây chính là tổ ấm hạnh phúc của gia đình thượng úy Vũ Văn Chiêm-Trạm trưởng Trạm kiểm soát Biên phòng ấp Thiềng Liềng, xã đảo Thạnh An và chị Phạm Thị Phương. Chị Phương kể: “Chúng mình quen nhau qua sự giới thiệu của bạn bè và cũng mới chỉ gặp nhau duy nhất một lần. Năm 2004, anh được về phép, đó cũng là thời gian chúng mình tổ chức lễ cưới. Vừa kịp quen hơi nhau thì anh ấy đã trở lại đơn vị công tác. Những ngày tháng sau đó nhiều lúc tôi tưởng như mình không thể vượt qua nổi sự cô đơn, trống vắng. Từ lúc cưới đến khi con của chúng tôi được 3 tháng anh ấy mới có dịp về thăm. Dù đơn vị anh cũng đóng trên địa bàn thành phố, nhưng đã 6 cái Tết rồi, gia đình có được được mấy phút quay quần bên nhau. Tôi hiểu, chia sẻ và cảm thông với công việc và nhiệm vụ của chồng. Chị tâm sự: Tôi như thế vẫn còn may mắn, bởi được gia đình bên chồng thường xuyên động viên, giúp đỡ nên cũng đỡ vất vả. Chị Phạm Thị Phương, bộc bạch chia sẻ:


Ngước nhìn tấm ảnh cưới, chị Đào Thu Hảo-vợ đại tá Trần Hoài Trung-Chính ủy Sư đoàn 5, Quân khu 7, cười rồi nói với chúng tôi: “Lấy chồng bộ độ nói chung là phải dũng cảm, phải chấp nhận khó khăn, vất vả, nhưng bù lại tôi luôn nhận được ở anh tình yêu thương, lòng thủy chung mà không phải cô gái nào cũng có được từ người chồng. Chị Hảo khẳng định: “Nếu được lựa chọn lại tôi vẫn lấy bộ đội làm chồng. Thông thường người đàn ông là trụ cột của gia đình, nhưng đối với phần lớn những người vợ lính thì các chị chính là trụ cột. Do chồng công tác xa, các chị phải thay các anh đảm đương tất cả mọi việc trong gia đình. Nhiều lúc chúng tôi phải tự động viên mình rằng: Đó là cái oai của vợ bộ đội mà không phải ai cũng có được”. Chị Hảo tâm sự thêm về cuộc sống của người vợ lính:


Chúng tôi thật sự khâm phục các chị-những người vợ lính. Mặc dù, biết lấy chồng bộ đội là vất vả, là sự chịu đựng những khó khăn. Không chỉ vậy, các chị còn thay các anh vừa làm cha, vừa làm mẹ trong việc nuôi dạy, chăm sóc con cái, nhưng các chị luôn tự hào về các anh. Hoàn cảnh gia đình mỗi người mỗi kiểu khác nhau nhưng với các gia đình người lính đều có một điểm rất giống nhau, đó là sự xa cách vợ chồng càng làm cho tình cảm vợ chồng thêm gắn bó. Không có nhiều thời gian dành cho nhau, không được sớm tối cận kề nên họ luôn biết nâng niu, trân trọng những giây phút hiếm hoi được ở bên nhau và làm cho nó thêm nhiều ý nghĩa. Sự nỗ lực, cố gắng, sự hy sinh quyền lợi, hạnh phúc của riêng mình đã giúp các anh có được những điểm tựa vững chắc. Và họ chính là hậu phương lớn để các anh yên tâm công tác và vươn lên hoàn thành nhiệm vụ.

Quốc Dũng