Mọi tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật

(VOH) - Thảo luận về dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo trong phiên làm việc toàn thể tại hội trường chiều 20/11, đa số ý kiến các đại biểu nhất trí cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để ban hành Luật, thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước đối với quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.

Nhất trí với quan điểm “mọi tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”, song một số đại biểu đề nghị những nội dung quy định trong luật phải cụ thể hóa được quan điểm này: “Mọi tôn giáo bình đẳng trước pháp luật có nghĩa về phương diện xã hội là phải ứng xử với các tôn giáo như nhau. Không có tôn giáo nào đứng trên tôn giáo nào”, phải khẳng định được quan điểm đó. Tuy nhiên, điều này dự án Luật quy định chưa rõ lắm?

Đại biểu Lưu Thành Công - đoàn Vĩnh Long cho rằng:

Nhiều đại biểu đề nghị, để quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, không nên phát sinh nhiều thủ tục hành chính. Có đại biểu nêu ý kiến cụ thể: Các cơ sở tín ngưỡng hàng năm phải báo cáo với ủy ban cấp xã về các hoạt động diễn ra trong năm, cơ sở tín ngưỡng đó hoạt động gì, nội dung ra sao, thời gian thế nào, đối tượng ra sao. Một là người ta sẽ không làm, nếu có làm ủy ban cấp xã sẽ không biết đằng nào là có công nhận hay không công nhận và cũng chỉ là hình thức?

Tương tự như vậy, các cơ sở tôn giáo hàng năm phải đăng ký hoạt động của mình đối với UBND cấp xã và được ủy ban cấp xã cho phép mới được hoạt động theo đăng ký này, điều này phát sinh các thủ tục hành chính không cần thiết mà làm phức tạp hóa thêm quan hệ giữa Nhà nước với các cơ sở tôn giáo.

ĐBQH Võ Thị Dung - đoàn TPHCM góp ý Luật tín ngưỡng, tôn giáo trong phiên làm việc chiều 20/11

Đại biểu Võ Thị Dung - đoàn TPHCM góp ý thêm:

Tuy nhiên, một số đại biểu khác thì cho rằng, với các cơ sở tín ngưỡng thu hút số đông người thăm viếng thì cần thiết phải có đăng ký với cấp xã phường về quy mô, nội dung, thời gian hoạt động để quản lý, đảm bảo các vấn đề về giao thông, an ninh trật tự, môi trường.

Về pháp nhân của tôn giáo, Hòa thượng Thích Chơn Thiện - ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế góp ý:

Về phạm vi điều chỉnh, các đại biểu góp ý dự thảo Luật cần điều chỉnh cả lĩnh vực tín ngưỡng để phù hợp với quy định của Hiến pháp 2013 về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; tạo hành lang pháp lý đầy đủ thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và định hướng cho các hoạt động tín ngưỡng được thực hiện một cách lành mạnh, phát huy giá trị văn hóa, đạo đức, nhân văn truyền thống của dân tộc...

Thượng tọa Thích Thanh Quyết - ĐBQH tỉnh Quảng Ninh góp ý thêm:

Đối với các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, các đại biểu tán thành việc cần quy định nội dung này trong dự thảo Luật, tạo cơ sở pháp lý để người dân biết mình được làm gì, không được làm gì. Bên cạnh đó, cần rà soát kỹ lưỡng và quy định cụ thể, những hành vi nào bị cấm đối với cá nhân, những hành vi nào bị cấm đối với tổ chức.

Đại biểu Khúc Thị Duyền - đoàn Thái Bình đề nghị:

Cũng trong phiên làm việc chiều nay, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua dự án Luật kế toán (sửa đổi).

Trước đó, trong phiên làm việc buổi sáng, Quốc hội tiếp tục thảo luận và cho ý kiến về tổng kết triển khai tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36 của Quốc hội; dự thảo Nghị quyết về thực hiện chế định Thừa phát lại; Việc phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và biểu quyết thông qua Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.