Nâng cao nhận thức sâu sắc về cội nguồn văn hóa dân tộc

(VOH) - Nhìn lại sau 15 năm tổ chức thực hiện, Nghị quyết Trung ương 5 thực sự đã có sức lan tỏa sâu rộng trong cuộc sống, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống xã hội, hình thành nhiều phong trào văn hóa ở các vùng miền, thu hút đông đảo quần chúng tham gia, góp phần vào việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đối với các doanh nghiệp, công nhân viên chức lao động TPHCM đã có nhiều cách làm sáng tạo, không chỉ phục vụ nhu cầu giải trí về mặt tinh thần mà còn góp phần nâng cao nhận thức sâu sắc về cội nguồn văn hóa dân tộc.
Hoạt động thu đổi bóng đèn cũ tại ngày hội tái chế tổ chức ở Cung Văn hóa lao động TPHCM - Ảnh: dantri.

Cung văn hóa lao động thành phố từ lâu đã trở thành điểm đến sinh hoạt, vui chơi giải trí của công nhân viên chức và người dân lao động. Theo thời gian, nơi đây ngày càng có thêm nhiều nội dung hoạt động phong phú và hấp dẫn. 

Từ khi thực hiện nghị quyết Trung ương 5 khóa 8 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”, Ban lãnh đạo Cung văn hóa đã đặc biệt chú trọng tới việc đưa văn hóa dân tộc vào các loại hình hoạt động của các câu lạc bộ, đội nhóm như: múa dân gian, tài tử cải lương, hát dân ca quan họ, đàn tranh, sáng tác thơ, viết thư pháp, ca múa nhạc dân tộc, múa rối nước …với mục tiêu góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị to lớn của các loại hình văn hóa truyền thống. Những hoạt động này đã thu hút đông đảo công nhân lao động và người dân thành phố tham gia sinh hoạt. Bên cạnh đó, các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cũng được tổ chức thường xuyên nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa thể thao của công nhân viên chức, người lao động và thông qua đó còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy những giá trị to lớn thúc đẩy kinh tế thành phố

 không ngừng phát triển.

Ông Lê Hồng Triều - Giám đốc Cung văn hóa thành phố nói:

Còn ở Tổng công ty Liksin, xây dựng nét văn hóa là chìa khóa vàng để đi đến thành công trong sản xuất kinh doanh. Văn hóa Liksin được hình thành từ 3 yếu tố cốt lõi. Một là yếu tố đặc thù của ngành in. Hai là đã đến lúc phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện và tình hình mới. Và ba là sự thôi thúc của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Điều mà bất cứ ai đến với Liksin có thể thấy được đó là những biểu tượng và hành vi văn hóa của Tổng công ty này như: logo, cờ, đồng phục, huy hiệu và ngày Liksin 24/3, cùng cách ứng xử của toàn thể công nhân viên chức lao động cả bên trong và bên ngoài Tổng công ty. 

Một giá trị văn hóa không nhìn thấy được ở Liksin có thể kể đến đó là tầm nhìn Liksin với khẩu hiệu “Phát triển bền vững, hội nhập thành công”. Để có thể thực hiện tầm nhìn này, các chiến lược hành động, các chương trình Marketting, quảng bá thương hiệu, đầu tư công nghệ, nghiên cứu phát triển, nhân lực, liên kết, quan hệ cộng đồng… đều được xây dựng chi tiết và triển khai sâu rộng trong toàn tổng công ty. Giá trị văn hóa còn thể hiện ở tư tưởng chủ đạo đó là ”Cùng bạn hàng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống”. Liksin đã đưa ra chữ “bạn” trong ứng xử với khách hàng, xem khách hàng là bạn, cùng bạn hợp tác thân thiện, gắn bó và phát triển. Hay nói khác hơn là vận dụng cách cư xử, nét văn hóa dân tộc Việt Nam vào trong phương diện kinh doanh, đàm phán với khách hàng. Chính vì vậy, Liksin không ngừng phát triển, không những trở thành một trong những nhà in hàng đầu ở Việt Nam mà còn có quyền hy vọng sẽ lớn mạnh ra cả khu vực và vươn lên tầm cao mới tại thương trường thế giới với sự đặc trưng và khác biệt của riêng mình.

Ông Bùi Nguyễn Nam Khai - Phó chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Liksin cho biết thêm:

Một cách làm sáng tạo nữa trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 đó là hoạt động của Nhà văn hóa Lao động quận 11, nơi góp phần làm chuyển biến rõ nét đời sống văn hóa ở cơ sở. Với phương châm “Sáng đèn - di động”, Nhà văn hóa quận 11 đã đề ra mục tiêu là không nghỉ ngày nào trong tuần và đưa hoạt động văn hóa về tận cơ sở trên tinh thần “món ngon - món mới”. Nghĩa là các hoạt động, sân chơi luôn mới lạ, có chất lượng nhằm thu hút và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người lao động. Một trong những chương trình có thể kể đến đó là gameshow “A lô âm nhạc”. Đây là mô hình mới trong công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức về nét văn hóa dân tộc. Với phương châm vừa làm vừa chơi, lấy âm nhạc làm hiệu quả tuyên truyền các vấn đề liên quan đến đời sống văn hóa xã hội đã thu hút được đông đảo người lao động quan tâm, đặc biệt là công nhân tại các KCX - KCN trên địa

 bàn thành phố. Ông Dương Văn Nhân - Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận 11 chia sẻ thêm:

Ba đơn vị mà chúng tôi vừa giới thiệu chỉ là những điển hình trong việc xây dựng và thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa 8 trong 15 năm qua. Với những cách làm sáng tạo của các đơn vị và người lao động TPHCM, có thể khẳng định rằng, việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc nếu được cụ thể hóa một cách thiết thực và phù hợp thì cội nguồn văn hóa dân tộc sẽ tiếp tục được giữ gìn và phát huy tích cực trong điều kiện và hoàn cảnh thực tế.