Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp nước ta còn thấp so với khu vực

(VOH) - Ngày 2/11, Quốc hội làm việc tại hội trường thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện ngân sách nhà nước năm 2015, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2016.

ĐB Trần Hoàng Ngân phát biểu tại phiên họp sáng 2-11. (Ảnh: SGGP)

Vui mừng trước kết quả tốt đẹp của tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, các đại biểu đồng tình với 5 bài học kinh nghiệm mà báo cáo của chính phủ đã nêu. Nhiều đại biểu dẫn chứng cụ thể những thành quả đáng khích lệ như: chỉ số cạnh tranh tăng cao, môi trường đầu tư được cải thiện, chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh còn 2%, thấp nhất trong những năm qua, chất lượng tín dụng được cải thiện, tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt, hợp lý,...

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt làm được, các đại biểu đã nêu lên không ít hạn chế còn tồn tại đang kiềm hãm sự phát triển kinh tế xã hội nước ta. Đại biểu Lê Thị Yến - đoàn Phú Thọ phân tích:

Để giải quyết tình trạng trên, đại biểu Lê Thị Yến đề nghị Chính phủ đẩy mạnh những giải pháp tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tập trung phát triển công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, giảm tỷ trọng khai thác, đẩy mạnh đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến, nhất là các ngành chế biến công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa.

Tại phiên thảo luận, so sánh nền kinh tế nước ta với các quốc gia trong khu vực, đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa – đoàn TPHCM cho rằng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp nước ta hiện còn thấp so với các nước bạn dù quy mô thị trường được xếp hạng cao, hiệu quả thị trường lao động ở mức trung bình – khá.

Còn đại biểu Nguyễn Đức Kiên, đại biểu Trần Xuân Vinh cũng cho rằng khoảng cách tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam so với các nước Đông Nam Á đang ngày càng giãn ra. So sánh chỉ số ICOR về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Việt Nam với một số nước trong khu vực, đại biểu Nguyễn Đức Kiên – đoàn Sóc Trăng nhận định:

Bên cạnh các vấn đề kinh tế, lĩnh vực xã hội cũng tồn tại nhiều điều cần bàn. Nhiều đại biểu nêu lên thực trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và uy tín sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, cũng như việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều yếu kém. Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước, tội phạm môi trường tăng, quy hoạch treo kéo dài cũng khiến kinh tế xã hội nước ta chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân – đoàn TPHCM trong phần thảo luận đã chia sẻ những băn khoăn về việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân gặp nhiều hạn chế, trong đó, nổi bật lên tình trạng quá tải các bệnh viện chuyên khoa ở các thành phố lớn. Cải cách hành chính và giáo dục cũng là nội dung mà đại biểu Trần Hoàng Ngân đã đặt vấn đề tại nghị trường:

Các nội dung về ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,… cũng đã được Quốc hội thảo luận trong ngày làm việc 2/11.