Quốc hội cho ý kiến dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã dành cả ngày 9/6 để tiếp tục thảo luận và cho ý kiến đóng góp dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011.

Theo chương trình xây dựng Luật và pháp lệnh năm 2011, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12, dự kiến có tổng cộng 83 dự án Luật sẽ được trình tại các kỳ họp và cụ thể kỳ họp lần thứ 7 này dự kiến thông qua 10 dự án Luật, cho ý kiến 6 dự án Luật và 2 Nghị quyết; Kỳ họp thứ 8, thông qua 8 dự án Luật, cho ý kiến 12 dự án Luật và kỳ họp thứ 9 kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 12 dự kiến có 5 dự án Luật được thông qua.

Nhìn vào con số những dự án Luật được đưa ra trong các kỳ họp ý kiến của nhiều đại biểu tỏ ra băn khoăn: Số lượng dự án Luật như vậy là quá nhiều còn chất lượng thì chưa đến đâu? Hiện nay chúng ta xây dựng và ban hành quá nhiều bộ Luật mà việc soạn thảo các dự án Luật chưa nghiên cứu kỹ, chưa chặt chẽ nên dẫn đến tình trạng càng nhiều Luật thì càng xung đột pháp luật, chồng chéo và Luật càng phải sửa nhiều; Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh chưa nghiêm túc nên tính hiệu quả chưa cao? Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội cần xây dựng một cơ chế kiểm tra có một cơ chế giám sát việc thi hành thực hiện các bộ Luật?,… Cũng chính việc này nên chương trình xây dựng Luật còn tùy tiện, túy ý “thích thì đưa vào không thích thì lại rút ra?”. Đây là những vấn đề trọng tâm được các đại biểu đưa ra tập trung thảo luận và cho ý kiến.

Đại biểu Chu Sơn Hà-Đoàn Hà Nội, nhì nhận: Cách xây dựng Luật của chúng ta đang thực hiện theo kiểu chạy đua thành tích, càng nhiều càng tốt, trong khi đó chất lượng các dự án Luật thì lại tỉ lệ nghịch với số lượng. Đại biểu Hà nêu một ví dụ cụ thể dự án Luật Tố tụng hành chính được Chính phủ chuyển đến cho các đại biểu chỉ trước 8 ngày khai mạc kỳ họp lần thứ 7. Vậy thử hỏi với khoảng thời gian ấy thì đại biểu lấy đâu thời gian đọc, nghiên cứu và đóng góp ý kiến được? Từ những ý kiến trên, đại biểu Chu Sơn Hà, cho rằng:

Có đại biểu đặt câu hỏi: Tại sao Luật chúng ta xây dựng quá nhiều, nhưng cũng phải sửa và bổ sung nhiều? Điều này minh chứng cho việc xây dựng Luật của chúng ta chưa nghiêm. Và do đó Ủy ban thường vụ Quốc hội cần ra ngay một Nghị quyết để lập lại trật tự kỷ cương trong công tác xây dựng Luật và pháp lệnh.

Nhiều đại biểu nhìn nhận: Ở mỗi kỳ họp chúng ta dành quá nhiều thời gian để bàn thảo góp ý cho các dự án Luật, trong khí những vấn đề bức thiết liên quan đến người dân cần được các cơ quan Chính phủ trả lời chất vấn thì quá ít chỉ được khoảng 2-3 ngày là cùng. Chính điều này cho thấy quy trình soạn thảo của các cơ quan xây dựng luật chưa nghiên cứu kỹ và chưa thật sự nghiêm túc. Góp ý về vấn đề này, đại biểu Đinh Xuân Thảo-Đoàn Kiên Giang, nói:

Đại biểu Trần Ngọc Vinh-Đoàn Hải Phòng, khẳng định: Chính việc ban hành quá nhiều dự án Luật nên dẫn đến tình trạng khi Luật có hiệu lực thi hành chỉ một thời gian ngắn là lại phải họp bàn để bổ sung sửa đổi, làm như vậy chỉ khiến mất thời gian và lãng phí tiền của nhân dân. Cùng góp ý về vấn đề này, đại biểu Lê Thị Dung, cho rằng:

Liên quan đến vấn đề cần sửa đổi bổ sung một số điều trong Hiến pháp năm 1992, đại biểu Dương Ngọc Ngưu-Đoàn Thanh Hóa, góp ý:

Nhiều đại cùng nêu ý kiến vào giữa năm 2011, nước ta sẽ tiến hành việc bầu cử Quốc hội và bầu cử HĐND vậy ngay từ bây giờ, Quốc hội cần sớm bổ sung dự án Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND vào chương trình xây dựng Luật và pháp lệnh. Nếu thực hiện được việc này thì việc tiến hành bầu cử sắp tới của chúng ta không gặp trở ngại và tránh được những bất cập trong công tác bầu cử. Còn về việc tổ chức thí điểm không tổ chức HĐND cấp quận-huyện, phường-xã, đại biểu Đặng Văn Khanh-Đoàn Hà Nội, góp ý:

Cũng trong buổi thảo luận góp ý cho chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 chiều nay, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng: Những dự án Luật như Luật đất đai sửa đổi; Luật khiếu nại tố cáo, Luật Lao động hay Luật công đoàn sửa đổi là những dự án Luật đang rất cần thiết vì nó liên và ảnh hưởng trực tiếp đến đến xã hội và đời sống nhân dân. Do đó các đại biểu yêu cầu Ủy ban thường vụ Quốc hội nên xem xét và nhanh chóng đưa các dự án Luật này vào vào chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2011./.

Quốc Dũng