Quốc hội phê chuẩn và thảo luận về nhân sự của Quốc hội và Chính phủ

(VOH) - Tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 6, sáng nay 14/11, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Toàn văn bài viết:

Ông Nguyễn Văn Nên, tân Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. (Nguồn: TTXVN)

Theo đó, ông Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã được Quốc hội tín nhiệm bỏ phiếu phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Ngay sau khi Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã phát biểu:

Cũng trong phiên họp sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đọc tờ trình về việc tăng số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội. Trong tờ trình của mình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, khẳng định:

Thảo luận và cho ý kiến 9 Chương, 135 điều của dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi), trong phiên làm việc tại các tổ chiều nay, đa số ý kiến các ĐBQH nhìn nhận: Qua 12 năm thực hiện, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã góp phần phát huy vai trò trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện luật đã phát sinh một số hạn chế, bất cập. Điển hình là việc các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành không đề cập tới vấn đề thực hiện các chức năng gia đình, mà chỉ có các quy định về nhân thân và tài sản của vợ chồng thể hiện dưới dạng quyền và trách nhiệm. Bên cạnh đó, việc hạ độ tuổi kết hôn của nam từ 20 tuổi xuống đủ 18 tuổi là phù hợp với thực trạng về thể chất cũng như về tâm sinh lý của lứa tuổi thanh niên hiện nay.

Nhiều đại biểu đồng tình việc dự thảo Luật đã bỏ quy định về việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính được quy định tại khoản 5, Điều 10 Luật hiện hành và thay bằng quy định mới. Theo đó, Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Ngoài ra, dự thảo Luật còn bổ sung thêm các quy định nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh từ quan hệ chung sống giữa họ với nhau.

Góp ý cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế, một số ĐBQH đề nghị cần bổ sung quy định về việc thành lập Hội đồng tư vấn chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế để tư vấn cho Bộ Y tế và Chính phủ những vấn đề liên quan.

Có đại biểu cho rằng việc sửa đổi Luật phải khắc phục được các tồn tại, bất hợp lý sau 3 năm thực hiện Luật Bảo hiểm y tế. Cụ thể, cần phải làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của các bên liên quan; củng cố và nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế; bảo đảm hài hòa quyền lợi và trách nhiệm giữa 3 bên: người bệnh bảo hiểm y tế, cơ sở cung ứng dịch vụ và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế, từ đó góp phần giảm gánh nặng chi phí y tế trực tiếp từ tiền túi của cá nhân, hộ gia đình.

Nhiều đại biểu đồng tính thống nhất với quy định bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với mọi đối tượng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì lợi ích, lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm khẳng định mọi đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế để thực hiện lộ trình tiến tới bảo bảo hiểm y tế toàn dân.

Các đại biểu cũng đề nghị dự thảo Luật lần này cần quy định rõ hơn về hình thức tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình để hạn chế sự trùng lắp, bỏ sót và mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế; về mức đóng bảo hiểm y tế đối với thành viên trong hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế; cơ chế chính sách thu hút người dân tham gia bảo hiểm y tế; quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế,…