Quốc hội thảo luận Luật thi hành án hình sự sửa đổi

(VOH) – Tại phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) sáng nay 19/11, nhiều đại biểu vẫn còn băn khoăn về một số quy định.

Đồng tình với việc mở rộng phạm vi sửa đổi theo đề nghị của Chính phủ, song tại phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) sáng nay 19/11, nhiều đại biểu vẫn còn băn khoăn về một số quy định. Trong đó, có quy định về thi hành án đối với pháp nhân thương mại; về chế độ lao động của phạm nhân. 

Để tạo điều kiện cải tạo phạm nhân thành người có ích cho xã hội, dự thảo Luật quy định, trại giam căn cứ yêu cầu thực tế của công tác giam giữ, quản lý và tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân, trại giam tổ chức khu sản xuất, điểm lao động, dạy nghề ngoài trại giam. Việc tổ chức khu sản xuất, điểm lao động, dạy nghề ngoài trại giam do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Đồng tình với quy định này của dự thảo Luật, đại biểu Mai Thị Phương Hoa, đoàn Nam Định cho rằng khi phạm nhân có điều kiện làm quen với công việc sản xuất gần với môi trường ngoài xã hội thì sẽ giúp họ nhanh chóng tiếp cận việc làm, sớm tài hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên theo đại biểu để thực hiện tốt chế định mới này, cần lưu ý một số điểm: "Thứ nhất không nên áp dụng đại trà, chỉ áp dụng với phạm nhân sắp mãn hạn tù, ý thức cải tạo tốt, còn trong độ tuổi lao động, không áp dụng với những phạm nhân phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, phạm nhân phạm tội giết người, án ma túy. Thứ 3 Cơ sở giam giữ phải chịu trách nhiệm với DN khi đưa phạm nhân ra lao động bên ngoài" - đại biểu Mai Thị Phương Hoa thông tin.

Một số ý kiến cho rằng phải được sự đồng ý của phạm nhân trong những trường hợp như  vậy mới phù hợp với quy định tại điều 2 Công ước 29 ILO, tuy nhiên theo đại biểu Nguyễn Hữu Chính, đoàn Hà Nội điều này là không cần thiết, vì đây vừa là quyền nhưng cũng là nghĩa vụ của phạm nhân:

Băng (25 giây): Người phải chấp hành án phạt tù là những ng đã bị hạn chế một số quyền công dân, việc tham gia lao động do trại tạm giam tổ chức vừa là quyền nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ của phạm nhân. Tại khoản 5 điều 32 của dự thảo luật cũng đã quy định rất rõ về việc khi tổ chức lao động phải đảm bảo các chế độ chính sách cho phạm nhân theo quy định của pháp luật…..

Bày tỏ băn khoăn về quy định thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại, các đại biểu cho rằng, đây là nội dung mới nhưng tiếc rằng, trình tự, thủ tục thực hiện như thế nào lại chưa được thể hiện trong dự thảo Luật. Đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân như thế nào? Pháp nhân thương mại ở nước ngoài hoạt động tại Việt Nam vi phạm thì trình tự, thủ tục thi hành án sẽ xử lý ra sao? Điều này cơ quan soạn thảo chưa có đánh giá cụ thể. Xử lý pháp nhân thương mại vi phạm là vấn đề lớn, liên quan đến đời sống việc làm của người lao động, bảo hiểm xã hội… Do đó, các quy định này phải được cụ thể hóa. Nếu không quy định cụ thể thì việc triển khai thực hiện sẽ rất khó khăn, phức tạp. Đại biểu Trần Tất Thế, đoàn Hà Nam nêu ý kiến:

Băng: Riêng đối với hình phạt bản án tuyên đình chỉ hoạt động đình chỉ vĩnh viễn thì thi hành án như thế nào khi pháp nhân đó không tồn tại, không còn tư cách chủ thể để thực hiện, hành loạt vấn đề xử lý như bảo hiểm, nợ thuế, chế độ đối với người lao động, tài sản pháp nhân….

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn, Đoàn đại biểu Thành phố Đà Nẵng

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn, đoàn Đà Nẵng góp ý về nội dung nơi nhận quyết định thi hành án là pháp nhân thương mại chấp hành án: "Tôi cho rằng chỉ cần quy định gửi  cho ng đại diện cho PNTM chấp hành án là đủ, bởi vì chỉ có ng đại diên jcho PNTM mới có đủ điều kiện khả năng tư cách để tổ chức thực hiện nghĩa vụ mà PNTM phải chấp hành"

 Tại phiên thảo luận, đa số ý kiến các đại biểu đề nghị dự án Luật được thông qua theo quy trình 3 kỳ họp.