Quốc hội thông qua Luật thanh tra (sửa đổi), Luật viên chức, Luật thuế bảo vệ môi trường và Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2011

(VOH) - Về Bộ Luật thanh tra (sửa đổi) với 7 Chương 78 Điều được thiết kế theo hướng Thanh tra Chính phủ vừa là cơ quan ngang bộ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, vừa là cơ quan giúp Thủ tướng Chính phủ thanh tra những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ.

Đại biểu Ngô Minh Hồng (TPHCM) phát biểu tại hội trường. Ảnh: SGGP

Thanh tra các bộ, địa phương là cơ quan tham mưu, giúp việc Thủ trưởng cơ quan cùng cấp. Vì vậy, vấn đề quan trọng đặt ra khi sửa đổi Luật thanh tra lần này là đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra theo hướng giữ địa vị pháp lý của Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ như hiện nay với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải mang tính độc lập và tự chịu trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thanh tra, tăng cường hiệu lực thi hành các kết luận của cơ quan thanh tra,… Giải trình về một số vấn đề được tiếp thu sửa đổi trong Bộ Luật Thanh tra sửa đổi, ông Nguyễn Văn Thuận - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, cho biết:

Bộ Luật Thanh tra sửa đổi được biểu quyết thông qua với tỉ lệ   81,14% phiếu đồng ý và Bộ Luật này sẽ có hiêu lực thi hành vào ngày 1/7/2011. 

Về Luật Viên chức sau khi được tiếp thu, chỉnh lý bao gồm 6 Chương và 62 Điều. Với phạm vi điều chỉnh của Bộ Luật Viên chức được chỉnh lý theo hướng chỉ điều chỉnh viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Vì, cùng thực hiện các hoạt động cung ứng dịch vụ trong những lĩnh vực giống nhau, nhưng điểm khác biệt quan trọng và cơ bản nhất giữa hai nhóm viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập là về phương diện quản lý. Đối với viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, người sử dụng lao động trực tiếp hay gián tiếp chính là Nhà nước. Vì thế, cơ chế tuyển dụng, sử dụng, quản lý, chế độ, chính sách đối với viên chức trong các đơn vị này không thể giống với các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và Nhà nước hoàn toàn có thể quy định một số nghĩa vụ mang tính chất ràng buộc đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập,… Với tỉ lệ 79, 12% phiếu tán thành, Bộ Luật Viên chức đã được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 12. Bộ Luật cũng sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 1/1/2012.

Với 4 chương 13 điều có thể thấy, Bộ Luật thuế bảo vệ môi trường chủ yếu hướng vào mục đích giảm khí thải khi đưa xăng, dầu, than đá và môi chất làm lạnh vào diện chịu thuế. Trong khi đó, việc gây ô nhiễm nguồn nước, nhất là nước thải công nghiệp, mới là vấn đề nổi cộm và bức xúc nhất hiện nay, thì gần như chưa được đề cập tới trong Bộ Luật. Một trong những mục tiêu của Bộ Luật thuế này là khuyến khích phát triển kinh tế đi đôi với giảm ô nhiễm môi trường, nhưng lại không đưa các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vào đối tượng điều chỉnh. Rõ ràng, quy định loại trừ chẳng những không thể ngăn ngừa, mà còn gián tiếp mở đường cho các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực sản xuất gây ô nhiễm nặng sử dụng Việt Nam làm địa bàn sản xuất hàng xuất khẩu, để lại gánh nặng về môi trường cho cộng đồng địa phương. Bộ Luật thuế bảo vệ môi trường sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012.

Về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2011, Nghị quyết của Quốc hội, quyết định: Tổng số thu cân đối ngân sách Trung ương năm 2011 là 398.679 tỷ đồng; Tổng thu ngân sách địa phương là 206.321 tỷ đồng; Số tiền hỗ trợ đầu tư các dự án quan trong cấp bách của địa phương trong năm 2011 là trên 3.600 tỷ đồng,… Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển, giải trình thêm một số quy định phân bổ ngân sách trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn năm 2011:

Trong phiên làm việc tại hội trường chiều qua, Quốc hội tiếp tục thảo luận và cho ý kiến dự thảo Luật khiếu nại./.