Sân chơi văn hóa cho công nhân: cần được quan tâm đúng mức <br> <i><font size="2">Bài 1: Công nhân cần sân chơi văn hóa</font></i>

(VOH) - Với quy mô phát triển công nghiệp của thành phố HCM, Các khu công nghiệp, Khu chế xuất, các doanh nghiệp trên địa bàn tập trung một lượng lớn công nhân lao động từ các tỉnh về làm việc. Hiện thành phố có hơn 53 nghìn doanh nghiệp với 1,9 công nhân đang làm việc. Đây là một lực lượng đóng góp không nhỏ cho sự tăng trưởng kinh tế của thành phố. Thời gian qua, thành phố cũng như các doanh nghiệp đã có nhiều chính sách chăm lo đời sống, nhà ở cho công nhân, nhưng về đời sống tinh thần của công nhân thì có thế nói chưa được đầu tư đúng mức.
 
Sân chơi văn hóa cho công nhân: cần được quan tâm đúng mức (ảnh: baoĐN)

Theo chúng tôi biết, nơi quy tụ các hoạt động giải trí cho người lao động trên địa bàn thành phố là các Nhà văn hóa lao động. Đến nay, thành phố có 12 Nhà văn hóa lao động trên 24 quận, huyện. Nhưng nhiều nhà văn hóa lao động đôi khi lại ở xa nơi công nhân cư trú, và các hoạt động đa phần đều tốn phí nên có thể nói Nhà văn hóa lao động chưa là lựa chọn của công nhân khi tìm chỗ vui chơi. Theo chị Nguyễn Thị Cẩm Nhung, công nhân ở quận Gò Vấp thì công nhân rất cần có sân chơi để giải tỏa căng thẳng sau giờ làm việc, nhưng lại gặp phải nhiều trở ngại:



Theo tìm hiểu của chúng tôi, những nhà văn hóa được xem là hoạt động có hiệu quả là Nhà văn hóa lao động quận 11, Nhà văn hóa lao động quận Bình Thạnh… thì lại là những địa bàn có rất ít công nhân. Còn những địa bàn có đông đúc công nhân như Quận Thủ Đức, quận 12, quận 7, Bình Tân …thì những hoạt động dành cho công nhân cũng còn rất hạn chế. Cũng thật dễ hiểu, khi hầu hết các hoạt động tại các nhà Nhà văn hóa lao động từ tp đến quận huyện đều có mức thu phí từ vài chục ngàn đồng trở lên: tập thể dục thẩm mỹ, yoga, khiêu vũ, các lớp trang điểm, các môn thể thao tốn tiền thuê sân như bóng đá, hay tốn tiền đầu tư dụng cụ như cầu lông, quần vợt…thì cũng chỉ chủ yếu thu hút giới làm việc văn phòng, viên chức, những người có thu nhập trên mức trung bình.


Bà Lâm Mỹ Trinh - Giám đốc Nhà văn hóa lao động quận Bình Tân cho biết: nhà Văn hóa lao động quận Bình Tân đi vào hoạt động từ cuối năm 2009. Những hoạt động của Nhà văn hóa nhìn chung được công nhân hoan nghênh, nhưng chưa thể đáp ứng được nhu cầu của hàng trăm ngàn công nhân sinh sống trên địa bàn. Hiện tại, ngoài 2 chương trình miễn phí là lớp võ tự vệ nữ và chương trình hát với nhau, Nhà văn hóa chưa thể tổ chức nhiều hơn các hoạt động miễn phí dành cho công nhân vì thiếu kinh phí. Bà Lâm Mỹ Trinh nói:



Thực tế, nhiều Nhà văn hóa lao động lâm vào tình trạng thiếu kinh phí tổ chức sân chơi cho công nhân. Trong khi các doanh nghiệp hiện nay cũng chưa mặn mà lắm đến việc ủng hộ kinh phí để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động. Những người hoạt động trong ngành cho biết: Nếu vận động doanh nghiệp để trao học bổng cho công nhân, hay trợ cấp cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn thì may ra họ còn hưởng ứng. Vì vậy, ngoài những sân chơi ít ỏi từ phía các Nhà văn hóa lao động, thì hiện nay công nhân không biết tìm chỗ vui chơi ở đâu.



Đến nhà trọ Công nhân ở Khu phố 2, phường Linh Trung, quận Thủ Đức vào một ngày chủ nhật, trong những căn phòng trọ khá chật chội, chúng tôi nhận thấy các công nhân tụ họp nấu ăn rất vui vẻ. Khi được hỏi về việc vui chơi sau giờ làm việc, các công nhân cho biết ở khu phố cả chục năm qua có quán cà phê hát với nhau tổ chức mỗi tuần, nhưng một ly cà phê 8 đến 10 ngàn đồng cũng khiến họ phải suy nghĩ khi tìm đến. Anh Nguyễn Văn Nhất là công nhân một doanh nghiệp ở Thủ Đức cho biết: từ khi có con nhỏ, vợ chồng anh thỉnh thoảng dẫn con đi đến những trung tâm mua sắm, nhưng chủ yếu là để xem hàng và để con được thoải mái chạy nhảy. Chứ với mức thu nhập công nhân, cả hai vợ chồng không dám nghĩ đến những buổi chiếu phim, những chương trình ca nhạc, bởi ngoài tiền vé còn là tiền xăng, tiền gửi xe, mỗi thứ một ít, nhưng cũng là gánh nặng. Chia sẻ mong ước về một sân chơi dành cho công nhân, anh Nguyễn Văn Nhất bộc bạch:



Cứ ngỡ trong tình hình kinh tế khó khăn , điều công nhân cần nhất là đời sống vật chất, nhưng qua tìm hiểu chúng tôi nhận ra rằng: dù còn khó khăn về nhà ở, giá cả sinh hoạt, nhưng công nhân TP vẫn rất cần sân chơi văn hóa. Thực sự, đời sống tinh thần được giải quyết tốt mới là chất xúc tác làm cho cuộc sống của người công nhân bớt đi những lo toan cơm áo gạo tiền vốn dĩ đã là gánh nặng hằng ngày trong cuộc sống./.