Dự báo, xu hướng này sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới, đặt ra nhiều thách thức đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
Việt Nam hiện có quy mô dân số 100,3 triệu người, đứng thứ 3 Đông Nam Á, thứ 8 châu Á và thứ 15 thế giới. Tuy nhiên, mức sinh giảm sâu đang đặt ra những vấn đề cấp bách về thiếu hụt lực lượng lao động trong tương lai, già hóa dân số diễn ra nhanh chóng, nguy cơ suy giảm quy mô dân số.
Năm 2023, mức sinh tại nông thôn đã giảm xuống 2,07 con/phụ nữ – lần đầu tiên dưới mức sinh thay thế. Trong khi đó, mức sinh tại thành thị chỉ dao động ở mức 1,7 - 1,8 con/phụ nữ.
Đặc biệt, Đông Nam Bộ có mức sinh thấp nhất nước (1,47 con/phụ nữ) và tiếp theo là Đồng bằng sông Cửu Long (1,54 con/phụ nữ).
Cục Dân số (Bộ Y tế), đã chỉ ra 5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Xu hướng trì hoãn kết hôn và sinh con: Chất lượng cuộc sống, nhu cầu phát triển sự nghiệp và học vấn cao khiến nhiều người trẻ kết hôn và sinh con muộn.
Áp lực kinh tế: Chi phí nuôi dạy con cái, giáo dục, nhà ở tăng cao khiến các cặp vợ chồng ngại sinh con.
Chính sách hỗ trợ còn hạn chế: Các chính sách về hỗ trợ gia đình, trẻ em chưa đủ hấp dẫn và thực tế.
Gia tăng vô sinh và vô sinh thứ phát: Tình trạng này ngày càng phổ biến, ảnh hưởng đến khả năng sinh con của nhiều cặp vợ chồng.
Chính sách chưa theo kịp thực tế: Một số chính sách dân số hiện hành đã không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại.
Bộ Y tế đang nghiên cứu và xây dựng khung chính sách tổng thể về dân số nhằm bảo đảm tỷ suất sinh thay thế phù hợp với từng vùng miền và đối tượng dân cư.
Xây dựng đề án điều chỉnh mức sinh đến năm 2030, đảm bảo mức sinh thay thế vững chắc trên toàn quốc.
Đề xuất cơ chế hỗ trợ tài chính và phúc lợi xã hội cho các gia đình có con nhỏ.
Dự kiến, các giải pháp này sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ vào năm 2025.