Đa dạng các hình thức học tập để mọi đối tượng học thường xuyên, học suốt đời

(VOH) - Sáng 13/1, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2012 – 2020.

Theo Bộ GD-ĐT, trong ba năm thực hiện Đề án, mục tiêu xóa mù chữ, phổ cập giáo dục và kết quả học tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ đã hoàn thành vượt chỉ tiêu: Tỉ lệ biết chữ ở độ tuổi 15-60 là 97%; Số người mới biết chữ tiếp tục học tập và không tái mù là 83%. Các tỉnh, thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi cũng như đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS đạt 100%;

Tại TP.HCM, trong ba năm qua đã tập trung phát triển mạng lưới cơ sở ngoại ngữ tin học ở TP.HCM ra ngoại thành đã góp phần tích cực tăng cơ hội giáo dục cho người dân vùng ven và thực hiện xây dựng XHHT ở TP. Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP cho biết:

Bên cạnh đó, kết quả sau ba năm thực hiện đề án trong đối tượng công nhân cho kết quả khá khả quan, tỷ lệ công nhân có kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc đạt 43%... Tuy vậy, vẫn còn 30% công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất chưa qua đào tạo nghề.

Đáng lưu ý, số học sinh sinh viên được học kỹ năng sống thông qua các môn học tại các cơ sở giáo dục mới đạt 72%. Nguyên nhân chính là do năng lực của một số cơ sở GDTX còn hạn chế, các chuyên đề chưa đa dạng, chưa thiết thực do đó chưa đáp ứng nhu cầu học tập của người dân...

Một lớp bổ túc văn hoá dành cho CN công ty Free Trend, KCX Linh Trung (quận Thủ Đức, TP HCM). Ảnh: Đất Việt

Để xây dựng xã hội học tập có hiệu quả, TS Vũ Thúy Ngà, Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa -Thể Thao và Du lịch) cho rằng, góp phần không nhỏ vào việc người dân học suốt đời là thư viện, nhà văn hóa, bảo tàng. Do vậy, việc đầu tư cho các thiết chế này cần được quan tâm hơn nữa. Bên cạnh đó, cần chủ động xây dựng các chương trình hoạt động phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý các đối tượng khác nhau:

Ông Nguyễn Công Hinh, Vụ trưởng Vụ giáo dục thường xuyên, Bộ GD-ĐT cho biết, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về học tập suốt đời, đa dạng các hình thức học tập nhằm tạo điều kiện cho mọi đối tượng học thường xuyên, học suốt đời, huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng chính sách để tạo kinh phí thực hiện xây dựng xã hội học tập…Ông Nguyễn Công Hinh đề xuất: