Đào tạo theo tín chỉ, tạo sự chủ động cho người học

(VOH) - Ngày 21/05, hội thảo khoa học toàn quốc Đổi mới phương pháp giảng dạy ĐH theo hệ thống tín chỉ (TC) đã được tổ chức tại ĐH Sài Gòn, với sự tham gia của Vụ trưởng Vụ GD-ĐT Trần Thị Hà, lãnh đạo các trường ĐH, CĐ các tỉnh, thành trên cả nước cùng tham dự.
Giờ thực hành của sinh viên năm 4 khoa hóa Trường ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một hình thức đào tạo hướng đến tính năng động và quyền lợi của người học, được cụ thể hóa bằng quy chế 43 của Bộ GD-ĐT và triển khai ở một số trường ĐH trong thời gian gần đây. Hiện nay chỉ khoảng 40/376 trường áp dụng việc đào tạo theo hệ thống TC. Việc chuyển đổi này là một bước chuyển quan trọng và mang tính tất yếu trong đào tạo ĐH, phù hợp xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Theo GS.TSKH Lâm Quang Thiệp–Nguyên Vụ trưởng Vụ GD-ĐH, để hệ thống TC được triển khai được trong một nhà trường phải xét điều kiện của nhà trường ở nhiều mối quan hệ khác, đặc biệt là về nguồn lực và phương pháp dạy học. Do đó, cần thiết kế một lộ trình chuyển sang hệ thống TC phù hợp với tiến trình đổi mới phương pháp dạy và học. Còn TS TS Nguyễn Kim Quang, trưởng phòng đào tạo ĐH KHTN, đào tạo theo hệ thống TC cần đảm bảo các
Yêu cầu sau:
 

Ý kiến về chương trình khung ĐH, TS Nguyễn Đức Nghĩa – phó giám đốc ĐHQG TPHCM phân tích, trong tổng số khoảng gần 150 ngành đào tạo ĐH đã được cấp kinh phí để soạn thảo chương trình khung từ năm 2001, đến nay Bộ GD-ĐT đã ban hành được khoảng hơn 90 chương trình khung, đây là nền tảng cơ bản để các trường xây dựng chương trình đào tạo. Theo ông Nghĩa, để tiến tới hội nhập, trao đổi sinh viên thì chương trình đào tạo nên rút giảm số đơn vị học trình cho phù hợp. Nhưng trước mắt, với khỏang 200 đơn vị học trình trung bình như hiện nay, có khoảng 30% phần kiến thức chuyên nghiệp được quy định khá mềm, đây chính là lối mở để các cơ sở đào tạo phát huy quyền tự chủ trong việc xây dựng chương trình đào tạo và đưa các thế mạnh, đặc thù đào tạo của mình vào ngành đào tạo tại cơ sở.


Còn theo PGS.TS Phạm Xuân Hậu–Viện trưởng Viện Nghiên cứu GD, ĐHSP TPHCM, đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quyết định việc nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế TC ở các trường ĐH VN, ông nói:
 
Nhờ tính linh hoạt của TC, sinh viên có thể thay đổi chuyên ngành trong tiến trình học tập, học thêm ngành mới đáp ứng kịp thời khi xã hội có nhu cầu, đặc biệt là khả năng liên thông với các trường ĐH trong và ngoài nước một cách dễ dàng, thuận lợi…

Những đổi mới giáo dục ĐH nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội - hội nhập cần được bắt đầu từ đổi mới chương trình nội dung và phương pháp giảng dạy, bởi nó là yếu tố có vai trò quyết định đến chất lượng, sản phẩm đào tạo của nhà trường.
   

Thùy Linh