Sự nghiệp GD-ĐT không đuợc phép sai lầm

(VOH) - Thời gian gần đây, các chuyên gia giáo dục, kinh tế và báo chí lại rộ lên cuộc tranh luận về vấn đề cổ phần hóa Đại học công lập. Đó là câu chuyện từng được đặt ra vào năm 2006, rồi 2007 chứ không mới mẻ gì.

Sự nghiệp GD-ĐT không đuợc phép sai lầm

(VOH) - Thời gian gần đây, các chuyên gia giáo dục, kinh tế và báo chí lại rộ lên cuộc tranh luận về vấn đề cổ phần hóa Đại học công lập. Đó là câu chuyện từng được đặt ra vào năm 2006, rồi 2007 chứ không mới mẻ gì.

Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 11/2006 diễn ra ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ GD - ĐT lập đề án thí điểm cổ phần hóa từ 15 - 20 trường ĐH, CĐ trong 5 năm tới. Trong diễn đàn quốc tế "Gia nhập WTO và đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam" ngày 11/12/2006, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Thiện Nhân cũng khẳng định kế hoạch hành động của ngành với tinh thần mới: Hội nhập GD ĐH với quốc tế một cách mạnh mẽ và sâu rộng, bằng cách tự nâng cao chất lượng và tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh cho GD ĐH Việt Nam. Có lẽ, đó chính là tiền đề để đến Ngày 10/4 / 2009 vừa qua Bộ Tài chính đưa ra Quy chế thí điểm chuyển đơn vị sự nghiệp công lập có thu, trong đó có lĩnh vực giáo dục đào tạo, thành công ty cổ phần. Bản dự thảo đã kết thúc việc xin ý kiến vào ngày 25/4.

2 năm qua đã có nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế, chính trị, giáo dục phản ứng chủ trương cổ phần hóa Đại học công lập ( CPH ĐH CL). Trong số những người không đồng tình có Ông Phạm thế Duyệt, chủ tịch UBTW MTTQVN và đa số đại biểu quốc hội khóa 12 lúc bấy giờ. Nguyên bộ trưởng bộ GD- ĐT Nguyễn Thị Bình thì “ không thể xem giáo dục là dịch vụ thương mại như các dịch vụ khác “. Nguyên thứ trưởng Phạm Minh Hạc cũng bày tỏ “Thật đáng ngạc nhiên là các nước bỏ tiền ra làm GD&ĐT cho tốt lên và rất tốt; còn ta, đang đi ngược lại, cứ thu tiền, thu tiền...; bây giờ lại còn CPH thì rất tai hại.”. Các chuyên gia khác như GS Phạm Phụ, ủy viên HĐQG Giáo dục, Tiến Sĩ Vũ Thành Tự Anh, TS Nguyễn Quang A….cũng đều lên tiếng nghi ngờ tính khả thi và hiệu quả tích cực của dự thảo qui chế CPH ĐHDL.

Bàn về bản dự thảo, nếu tổng hợp những ý kiến ủng hộ và phản biện, phản bác thì xu hướng thứ hai xem ra chiếm tỷ lệ cao hơn ý kiến đồng thuận. Cũng hợp lẽ thôi! Đem trường ĐH công lập cổ phần hóa, cho dù phía nhà nước chiếm 51 % cổ phần (hoặc hơn thế nữa ) thì trước hết người dân sẽ nghĩ sao về tính ưu việt của xã hội XHCN khi mà ngay cả GĐĐT, một ngành hết sực đặc biệt mang tính chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc, cũng bị thương mại hóa. Phải thấy rằng: mục tiêu giáo dục của chế độ XHCN chúng ta là không những nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng về chuyên môn, nghề nghiệp, mà trước hết là đào tạo lớp người "kế tục sự nghiệp cách mạng của ông cha, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội". Cũng cần nhắc lại, sự kiện CPH bệnh viện Bình Dân trước đây há chẳng phải là vết xe đổ vẫn còn hằn in đó sao?! CPH ĐH CL cho dù có khoác lên mỹ từ “XHH giáo dục”, “ hội nhập WTO “, “ phát huy năng lực tự chủ của nhà trường”…thì thực chất cũng là rao bán trường công vì mục tiêu lợi nhuận. Đây hoàn toàn là một sự mạo hiểm, bởi thế giới vẫn chưa có tiền lệ. XHH Giáo dục, hội nhập quốc tế thì nước ta cũng đã làm, không cấm, đã cho phép mở trường tư thục, trường quốc tế. XHH đâu nhất thiết phải CPH hóa trường công Lập ?!!. CPH 1 trường, 2 trường thì sẽ lan ra thành nhiều trường và dần sẽ tạo ra một bức tranh hổn độn về kiến trúc GD Đai Học ở nước ta. Xét về góc độ chủ trương, Nghị quyết, luật pháp…thì NQ 2 TW , khóa 8 vẫn chưa thừa nhận GD-ĐT là dịch vụ thương mại, còn luật GD thì chưa có khung pháp lý cho việc CPH trường Công lập. Vậy nên, phải chỉnh sửa Luật GD trước thì mới có khung pháp lý thực hiện CPH. Làm thế nên chăng? Ở TP HCM đã từng thực hiện mô hình trường công lập tự chủ tài chính. Đến nay, mô hình này vẫn chưa tổng kết sai, đúng ra sao thì sắp tới lại thử nghiệm mô hình Đại học công lập CPH. Người xưa từng đúc kết. “Làm thầy thuốc mà lầm thì giết 1 mạng người, làm địa lý mà lầm thì suy vong 1 giòng họ còn làm VH-GD mà sai lầm thì ảnh hưởng đến 1 thế hệ.” Cổ phần hóa Đại học công lập, nên chăng?

Huy Quân