Toàn cảnh tuyển sinh lớp 10 năm học 2012-2013

(VOH) - Bước vào năm học mới 2012-2013, hầu hết học sinh TP.HCM sau khi tốt nghiệp THCS vào các trường phổ thông công lập. Tuy vậy, đối với những học sinh rớt lớp 10 cũng không cần bi quan vì còn nhiều cánh cửa đảm bảo cơ hội học tập cũng như phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế của học sinh.

Các thí sinh vui mừng sau kỳ thi tuyển sinh. Ảnh: NLĐ

Năm nay, tổng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 công lập của TP.HCM là 59.547 chỉ tiêu. So với năm ngoái, chỉ tiêu vào lớp 10 công lập đã tăng thêm 1.000 chỉ tiêu, đạt tỉ lệ 80,73% (cao hơn năm ngoái 4%) do năm học mới 2012-2013 đưa vào sử dụng thêm 4 trường THPT. Ngay khi công bố điểm chuẩn, Sở GD-ĐT TP cũng như các trường trung học phổ thông đều không nhận đơn cũng như không giải quyết việc xin đổi nguyện vọng để ngăn chặn tiêu cực chạy trường. Như vậy, khoảng 16.000 học sinh không còn cơ hội vào lớp 10 công lập nhưng có thể chọn những hướng đi khác vào các trường ngoài công lập, trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và hệ Giáo dục thường xuyên . Đây là cơ hội rất rộng mở vì năm học 2012-2013, các trường THPT ngoài công lập tuyển hơn 23.000 chỉ tiêu, hệ giáo dục thường xuyên tuyển gần 10.000 chỉ tiêu và trường Trung cấp chuyên nghiệp là 2.600 chỉ tiêu.

Ở khối các trường ngoài công lập thì trường có yếu tố nước ngoài dẫn đầu về mức học phí như: Trường THCS - THPT Nam Mỹ, Trường THCS - THPT Sao Việt có mức học phí xấp xỉ 10 triệu đồng/tháng, Trường song ngữ quốc tế Horizon: 550 USD/tháng. Các trường tư thục khác như Đăng Khoa, Thanh Bình, Nguyễn Khuyến… ở mức 1,5 - 1,6 triệu đồng tháng. Một số trường tư thục chỉ xét tuyển học sinh có lực học khá trở lên như trường Ngôi Sao, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Khuyến… So với năm ngoái, mức học phí của hầu hết các trường ngoài công lập đều tăng nhằm tái đầu tư cơ sở vật chất, ngoài ra trường ngoài công lập còn có ưu điểm là chủ động lựa chọn giáo viên chất lượng, có quản nhiệm hệ bán trú và nội trú. Ông Nguyễn Văn Ngai - Hiệu trưởng trường THCS-THPT Đào Duy Anh cho biết:

Tuy nhiên, mức học phí ở các trường tư thục không dành cho con em gia đình khó khăn, hoặc các em không đủ sức học văn hóa thì học nghề là con đường phù hợp nhất. Hiện nay các trường Trung cấp chuyên nghiệp đều không tổ chức thi mà chỉ xét tuyển học bạ THCS; mức học phí ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp công lập khoảng 1,3 triệu đồng/năm còn ở trường Trung cấp chuyên nghiệp tư thục từ 3-5 triệu đồng/năm nhưng học sinh không phải lo về học phí vì đi học nghề sẽ được hưởng chính sách vay vốn học tập. Học sinh tốt nghiệp THCS có  thể lựa chọn ngành điện -  điện tử, cơ khí, tin học… ở Trường trung học kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn, Trường trung học kĩ thuật và nghiệp vụ Nguyễn Hữu Cảnh... Ngoài ra, còn các trường cao đẳng có hệ Trung cấp chuyên nghiệp tuyển học sinh lớp 9 như Trường cao đẳng công nghệ Thủ Đức, Trường cao đẳng Kinh tế - Kĩ thuật Phú Lâm, Trường cao đẳng Giao thông vận tải III… Sau 3 năm rưỡi theo học trung cấp chuyên nghiệp học sinh có nghề để kiếm sống và có kiến thức văn hóa nền để tiếp tục học liên thông ĐH, CĐ. Ông Trần Ngọc Trình - Hiệu trưởng trường trung học Kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn cho biết:

Thêm một lựa chọn khác dành cho học sinh là hệ giáo dục thường xuyên. Trong những năm gần đây, nhiều trung tâm Giáo dục thường xuyên được xây mới như quận 3, quận 7, quận Tân Phú, quận Bình Thạnh... các trường này cũng đã được đầu tư rất tốt, nhiều trường có chất lượng không thua các trường phổ thông, học phí 65.000 đồng/tháng. Chương trình hệ giáo dục thường xuyên giống hệ phổ thông nhưng nhẹ nhàng hơn, chỉ học 7 môn là toán, văn, lí, hóa, sử, địa, sinh. Tuy môn Anh văn ở hệ bổ túc là môn học nhiệm ý (không tham gia đánh giá điểm cuối kì) nhưng trường tổ chức CLB tiếng Anh để học sinh nâng cao năng lực ngoại ngữ. Ông Võ Ngọc Sơn - Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên quận 3 đánh giá:

Ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó Giám đốc Sở GD - ĐT TP cho biết: nhiều quận, huyện làm tốt công tác phân luồng như quận 6, quận 8, quận Tân Phú… là nền tảng để tiến đến phân luồng 30% học sinh sau THCS đi theo hướng học nghề:

Gia đình và học sinh cần định hướng chọn chương trình học phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình, năng lực bản thân. Với những cơ hội trên, học sinh chọn con đường Trung cấp chuyên nghiệp và giáo dục thường xuyên sẽ nhẹ gánh cho gia đình và tiếp tục được được con đường học vấn.