Vứt rác, “té” bậy: Phạt tối đa mới lập lại kỷ cương

(VOH) - Thưa bà con! Không biết Ba thợ hồ ấm ức điều gì mà mặt anh bí xị như mất sổ gạo thời bao cấp.

Anh em trong bàn trà thấy lạ hỏi han, anh cho biết: ”Chiều hôm qua chạy trên đường mắc tè gần chết, không thể nín được, tui tấp vô bức tường cạnh sân banh giải tỏa thiệt là đã, ngay sau khi kéo dây kéo quần lên, bị một nhóm Trật tự đô thị Quận  tới lập biên bản vi phạm và thông báo chờ quyết định xử phạt 3 triệu đồng”. Tui hỏi mấy anh có ức hôn, TP mình mổi ngày ít nhứt cũng có cả trăm người tè bậy, vậy mà mấy ổng chỉ canh me phạt mình tui thôi“

Những người tiểu bậy ngoài bị phạt tiền còn phải dội nước nơi vi phạm - Ảnh: TNO

Không chia sẻ với bạn mình, Tư hưu trí còn phê phán chuyện Ba thợ hồ “tè” bậy bị phạt, còn hoan nghinh chuyện cơ quan chức năng phạt mạnh. Anh nói: ” Phạt ông như thế là đúng rồi, về pháp lý thì đó là việc thực hiện Nghị định 155/2016 của Chính phủ (thay thế Nghị định 179/2013) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 1/2. Các hành vi “chuyện thường ngày” trong đô thị cũng không là ngoại lệ. Vứt mẩu thuốc lá không đúng nơi quy định bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Tiêu, tiểu bậy bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng. Vứt rác bừa bãi bị phạt từ 3 - 7 triệu đồng…

Xét về tình thì chính những chuyện lơ là không xử lý mạnh những vi phạm hành chính của bà con mình như thế đã làm cho TP mình rối loạn về giao thông, lấn chiếm lòng lề đường,ô nhiễm môi trường ôi thôi đủ thư hậu quả hết“

Hai Sài Gòn rất đồng tình với ý kiến của Tư hưu trí, anh nhắc lại những chuyện phạt hành chánh như thế không có gì mới. Cách nay10 năm, TPHCM ra quân xử phạt khá nghiêm khắc hành vi tiêu, tiểu bừa bãi. Việc chỉ rộ lên một thời gian rồi... thôi. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng tựu trung lại vẫn là việc không có hoặc thiếu lực lượng thực thi công tác xử lý hành vi vứt rác bừa bãi… thậm chí không loại trừ có chuyện thương lượng thỏa hiệp khi xử lý nửa…”

Ba thợ hồ vẫn còn ấm ức, phản pháo: ”Kỳ nầy TP mình có thực hiện được Nghị đnh 155 không? căn cứ nào để tin rằng Nghị định 155 sẽ được thực hiện nghiêm túc và công bằng ?”  Câu hỏi của Ba thợ hồ quả là hóc búa, khó trả lời thật !

Kinh nghiệm ở nhiều nước các vi phạm hành chính xử phạt nặng hơn ở Việt Nam. Thậm chí, ngoài việc xử lý, họ còn mời báo, đài đến ghi hình, đưa tin khiến người vi phạm thấy xấu hổ.

Nghị định 155 nâng số tiền xử phạt sẽ khiến nhiều người ngán sợ, dần dần hình thành ý thức. Suy cho cùng  chúng ta phải biết xấu hổ khi đất nước lạc hậu, kinh tế nghèo nàn, giáo dục, y tế xuống cấp, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, ý thức dân chúng thiếu tinh thần xây dựng, mạnh ai nấy làm không có tinh thần ái quốc, không còn tinh thần dân tộc như xưa. Tuy nhiên để người dân chấp hành nghiêm túc luật pháp, theo Hai Sài Gòn phải cùng lúc làm 2 việc là thường xuyên xử lý thật nghiêm, không kiểu đầu voi đuôi chuột, điều khó khăn trong nhiệm vụ nầy là lực lượng đâu để thường xuyên xử lý. Thứ 2  cùng lúc đó phải nâng dần nhận thức tuân thủ luật pháp cho bà con.

Trong việc nậng cao nhận thức cho bà con phải tạo điều kiện cho bà con tuân thủ luật pháp, chính quyền cần đầu tư nhiều thùng rác, nhà vệ sinh để người dân không vi phạm. Có thể khuyến khích các cửa hàng kinh doanh cho phép khách vãng lai sử dụng nhà vệ sinh mà không cần dùng dịch vụ của cửa hàng như các nước tiên tiến trên thế giới đang làm. Hiện nhà vệ sinh công cộng ở trung tâm TPHCM và nhiều nơi khác vẫn còn ít. Về đêm, một số chỗ lại đóng cửa.

Tư hưu trí băn khoăn: ”Tui thì ủng hộ tối đa việc xử lý thật nghiêm các vi phạm hành chánh, từ những lổi nhỏ nhứt - để làm gì? Cho bà con mình quen dần với kỷ cương phép nước. Tuy nhiên trở lại chuyện Ba thợ hồ bị phạt 3 triệu vì “tè” bậy, tui thấy còn nhiêu khê lắm, chẳng hạn khi phát hiện người tè, phóng uế bậy hoặc vứt bỏ rác nơi công cộng, người vi phạm không thừa nhận thì việc lập biên bản sẽ tiến hành như thế nào? Có sử dụng phương tiện là máy ghi hình để ghi lại cảnh họ đang vi phạm không? Nếu có thì có nguy cơ phát tán hành vi, hình ảnh cá nhân rất phản cảm của người vi phạm không? Nếu không có ghi hình thì lấy cơ sở nào để xử lý vi phạm? hay như  khi phạt vi phạm ,người dân không đóng phạt thì cấp quận phải ban hành quyết định cưỡng chế và trực tiếp cưỡng chế hoặc ủy quyền cho phường thi hành. Mà để cưỡng chế một quyết định hành chính như “tè” như “ị” bậy  không hề đơn giản. Phường lập biên bản, người dân vẫn nhận nhưng nếu người vi phạm ở nơi khác và chây ì không đóng phạt thì sao? …”

Hai Sài Gòn cũng tâm tư như Tư hưu trí, nhưng chính ông Phạm Tấn Long (Đội quản lý trật tự đô thị quận 1) cho biết, hành vi vi phạm được đội ghi hình lại để làm bằng chứng nhắc nhở, lập biên bản. Có rất nhiều người vi phạm nhưng không hợp tác, "chối bay chối biến" cho đến khi lực lượng chức năng đưa ra ảnh chụp lúc đó mới thừa nhận. Cũng có rất nhiều trường hợp đội trật tự chỉ buộc người vi phạm phải dội nước làm sạch rồi nhắc nhở, ký cam kết không tái phạm chứ không lập biên bản. Mức phạt mới gấp 10 lần cũ nhưng không phải người dân nào cũng biết nên khi làm việc chúng tôi giải thích, nhắc nhở họ. Từ khi triển khai, tình trạng tiểu bậy, xả rác nơi công cộng giảm hẳn"

Tư hưu trí  cho rằng nói như Đội trật tự đô thị Quận 1 thì sự công bằng, minh bạch trong xử lý sẽ như thế nào? Ai được nhắc nhở, cam kết, ai phải đóng 3 triệu tiền “tè” bậy ?”

Hai Sài Gòn cho biết hậu quả của việc kỷ cương phép nước bị xem thường gây bức xúc trong quản đại người dân, ai cũng muốn nhà nước xử lý thật nghiêm thật công bằng. Nhưng  thực tiển cho thấy  có nhiều qui định rất nghiêm, phạt nặng nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền hay ra quy định rồi để đó. như Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá rất nhiều người vẫn hút thuốc lá tại nơi công cộng, công sở nhưng rất ít người bị phạt. Thủ trưởng vẫn hút thì làm sao phạt nhân viên, cha mẹ vẫn hút thì làm sao phạt con cái?”

Tư hưu trí cho rằng cứ tranh cãi mãi vòng lẩn quẩn đó thì không đến đâu, vấn đề bây giờ là thường xuyên phạt thật nghiêm các vi phạm, đồng thời phải nghiêm trị lực lượng thực thi xử lý vi phạm hành chính nếu có dấu hiệu tiêu cực thỏa hiệp thương lượng khi xử lý. Như thế may ra trật tự đô thị của TP mình mới chuyển biến tích cực dần.