Picture of the author
Picture of the author
SGK CD Toán 6»Một Số Yếu Tố Thống Kê Và Xác Suất»Bảng số liệu là gì? Cách đọc một bảng số...

Bảng số liệu là gì? Cách đọc một bảng số liệu đơn giản

Bài viết bao gồm khái niệm về bảng số liệu, về sự hữu dụng của bảng số liệu và cách đọc một bảng số liệu đơn giản.

Xem thêm

Trong thống kê, bảng số liệu là một bước, là một công cụ giúp cho quá trình thống kê trở nên dễ dàng hơn. Vậy bảng số liệu là gì và cách sử dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài này nhé.


1. Bảng số liệu là gì?

Ở tiểu học, chúng ta đã được học đơn giản về thống kê, các thao tác như: thu thập số liệu, kiểm đếm, phân loại, ghi chép số liệu ... là một phần của thống kê. Để giúp việc thống kê trở nên dễ dàng hơn người ta thường dùng bảng số liệu.

Một bảng số liệu có thể được hiểu đơn giản như sau: bảng số liệu là một cách biểu diễn dữ liệu đã thu thập được, nó bao gồm nhiều đối tượng và các đặc điểm, số lượng, ... được gọi chung là tiêu chí thống kê của các đối tượng đó, được sắp xếp trong cùng một bảng. Từ đó ta dễ dàng nhận định, phân tích cũng như đánh giá về dữ liệu.

Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng xem một số ví dụ.

Ví dụ 1: Số học sinh ở từng tổ được biểu diễn trên bảng số liệu như sau:

Tổ 1234
Số học sinh15121014

Ví dụ 2: Thống kê phân loại học lực của học sinh được biểu diễn bằng bảng số liệu:

Học lựcGiỏiKháTrung BìnhYếuKém
Số học sinh2015520

Ví dụ 3: Nhiệt độ trung bình của các mùa được biểu diễn bằng bảng số liệu:

MùaXuânHạThuĐông
Nhiệt độ (độ C)27292624

Ví dụ 4: Thống kê số học sinh nam và nữ trong từng tổ:

Tổ1234
Nam71064
Nữ5268

Ví dụ 5: Thống kê phân loại học lực học sinh trong từng tổ:

Học lựcTổ 1Tổ 2Tổ 3Tổ 4
Giỏi4557
Khá37910
Trung bình1332
Yếu3021
Kém1000

2. Cách đọc bảng số liệu

Đọc một bảng số liệu rất đơn giản: ta chỉ cần xác định được đối tượng và tiêu chí thống kê mà bảng số liệu đang biểu diễn, từ đó ta có thể phân tích, nhận định các dữ liệu đó.

Cùng xem lại các ví dụ vừa nêu để hiểu rõ hơn.

Ví dụ 1: Số học sinh ở từng tổ được biểu diễn trên bảng số liệu như sau:

Tổ 1234
Số học sinh15121014

Quan sát bảng số liệu trên, ta thấy rằng:

Đối tượng thống kê là các tổ 1, 2, 3, 4 được biểu diễn ở dòng đầu tiên.

Tiêu chí thống kê là số học sinh ở từng tổ được biểu diễn ở dòng thứ 2.

Khi đã xác định được 2 yếu tố trên thì ta có các kết quả sau:

- Tổ 1 có 15 học sinh.

- Tổ 2 có 12 học sinh.

- Tổ 3 có 10 học sinh.

- Tổ 4 có 14 học sinh.

Ví dụ 2: Thống kê phân loại học lực của học sinh được biểu diễn bằng bảng số liệu:

Học lựcGiỏiKháTrung BìnhYếuKém
Số học sinh2015520

Quan sát bảng số liệu trên, ta thấy rằng:

Đối tượng thống kê là các học lực giỏi, khá, trung bình, yếu, kém được biểu diễn ở dòng đầu tiên.

Tiêu chí thống kê là số học sinh ứng với từng học lực được biểu diễn ở dòng thứ 2.

Khi đã xác định được 2 yếu tố trên thì ta có các kết quả sau:

- Có 20 học sinh giỏi.

- Có 15 học sinh khá.

- Có 5 học sinh trung bình.

- Có 2 học sinh yếu.

- Có 0 học sinh kém.

Ví dụ 3: Nhiệt độ trung bình của các mùa được biểu diễn bằng bảng số liệu:

MùaXuânHạThuĐông
Nhiệt độ (độ C)27292624

Quan sát bảng số liệu trên, ta thấy rằng:

Đối tượng thống kê là các mùa xuân, hạ, thu, đông được biểu diễn ở dòng đầu tiên.

Tiêu chí thống kê là nhiệt độ ứng với từng mùa được biểu diễn ở dòng thứ 2.

Khi đã xác định được 2 yếu tố trên thì ta có các kết quả sau:

- Mùa xuân có nhiệt độ trung bình là 27 độ C.

- Mùa hạ có nhiệt độ trung bình là 29 độ C.

- Mùa thu có nhiệt độ trung bình là 26 độ C.

- Mùa đông có nhiệt độ trung bình là 24 độ C.

Ví dụ 4: Thống kê số học sinh nam và nữ trong từng tổ:

Tổ1234
Nam71064
Nữ5268

Quan sát bảng số liệu trên, ta thấy rằng:

Đối tượng thống kê là các tổ 1, 2, 3, 4 được biểu diễn ở dòng đầu tiên.

Tiêu chí thống kê là số học sinh nam, nữ ứng với từng tổ.

Khi đã xác định được 2 yếu tố trên thì ta có các kết quả sau:

- Tổ 1 có 7 học sinh nam và 5 học sinh nữ.

- Tổ 2 có 10 học sinh nam và 2 học sinh nữ.

- Tổ 3 có 6 học sinh nam và 6 học sinh nữ.

- Tổ 4 có 4 học sinh nam và 8 học sinh nữ.

Ví dụ 5: Thống kê phân loại học lực học sinh trong từng tổ:

Học lựcTổ 1Tổ 2Tổ 3Tổ 4
Giỏi4557
Khá37910
Trung bình1332
Yếu3021
Kém1000

Quan sát bảng số liệu trên, ta thấy rằng:

Đối tượng thống kê là các tổ 1, 2, 3, 4 được biểu diễn ở dòng đầu tiên.

Tiêu chí thống kê là số học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém ứng với từng tổ.

Khi đã xác định được 2 yếu tố trên thì ta có các kết quả sau:

- Tổ 1 có 4 học sinh giỏi, 3 học sinh khá, 1 học sinh trung bình, 3 học sinh yếu và 1 học sinh kém.

- Tổ 2 có 5 học sinh giỏi, 7 học sinh khá, 3 học sinh trung bình, không có học sinh yếu, kém.

- Tổ 3 có 5 học sinh giỏi, 9 học sinh khá, 3 học sinh trung bình, 2 học sinh yếu, không có học sinh kém.

- Tổ 4 có 7 học sinh giỏi, 10 học sinh khá, 2 học sinh trung bình, 1 học sinh yếu, không có học sinh kém.

3. Bài tập áp dụng cách đọc bảng số liệu toán 6

Bài 1. Cho bảng số liệu sau:

Đồ dùng học tậpBútThướcTẩyVở
Số lượng57210

Câu 1: Có bao nhiêu cây bút?

A. 7

B. 5

C. 2

D. 12

ĐÁP ÁN

A. 5 

Câu 2: Có bao nhiêu cây thước?

A. 2

B. 10

C. 5

D. 7

ĐÁP ÁN

D. 7  

Câu 3: Có bao nhiêu cái tẩy?

A. 2

B. 10

C. 17

D. 5

ĐÁP ÁN

A. 2  

Câu 4: Có bao nhiêu quyển vở

A. 5

B. 10

C. 17

D. 6

ĐÁP ÁN

B. 10  

Bài 2: Cho bảng số liệu sau: thống kê đồ dùng học tập của từng tổ trong một lớp học

Đồ dùng học tậpBút ThướcTẩyVở
Tổ 154510
Tổ 267412
Tổ 332611
Tổ 443314

Câu 5: Tổ 2 có bao nhiêu quyển vở?

A. 5

B. 7

C. 14

D. 12

ĐÁP ÁN

D. 12  

Câu 6: Tổ 4 có bao nhiêu cây bút?

A. 4

B. 2

C. 5

D. 7

ĐÁP ÁN

A. 4

Câu 7: Tổ 2 có bao nhiêu cái tẩy?

A. 5

B. 4

C. 7

D. 9

ĐÁP ÁN

B. 4

Câu 8: Trong lớp có tổng cộng bao nhiêu cây thước?

A. 20

B. 16

C. 17

D. 19

ĐÁP ÁN

B. 16  

Vậy là chúng ta đã hiểu được bảng số liệu là gì cũng như hiểu được cách đọc một bảng số liệu đơn giản. Hy vọng kiến thức trong bài này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh trong các bài học tiếp theo.


Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Tác giả: Nhật Nhi

Biểu đồ phần trăm và các điều cần nắm trong toán học