Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 9»2»Bài 71: Soạn bài Phép phân tích và tống ...

Bài 71: Soạn bài Phép phân tích và tống hợp

Soạn bài Phép phân tích và tống hợp Văn 9 bộ sách giáo khoa một cách đầy đủ, chi tiết, xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu

Xem thêm

Câu 1. Trong bài, tác giả đã đưa ra luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn”

Đưa ra giải thích: Học vấn là của nhân loại và nó được ghi chép trong sách để lưu truyền lại.

Đưa ra giả thiết: Muốn tiến lên phía trước phải đọc sách để chiếm lĩnh thành tựu nhân loại đã đạt trong quá khứ.

Đưa ra giả thiết: Không đọc sách là xóa bỏ thành tựu nhân loại đã đạt được   trong quá khứ, sẽ lùi điểm xuất phát hàng nghìn năm.

Từ lí lẽ giải thích và hai giả thiết, tác giả đi đến kết luận: cần đọc sách, đọc sách là sự chuẩn bị để đi trên con đường học vấn. Kết luận này được trình bày trong đoạn tiếp theo.

Câu 2.Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn sách để đọc

Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, chọn sách mà đọc kĩ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm mới có tác dụng.

Sách nhiều dễ bị lạc hướng. Chọn sách quan trọng, cơ bản để đọc,không cần đọc nhiều.

Câu 3. Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách 

bai-71-phep-phan-tich-va-tong-hop-1

Đọc sách không cần đọc nhiều, quan trọng nhất là chọn cho tinh, đọc cho kĩ.

Đọc 10 quyển sách không quan trọng bằng đọc kĩ một quyển sách quan trọng.

Đọc ít mà kĩ sẽ tạo thành nếp suy nghĩ sâu xa, tích lũy dần dần tri thức.

Đọc sách không phải để trang trí bộ mặt như kẻ trọc phú khoe của. Đó là cách đọc sách tự lừa dối mình, thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém.

Phải đọc cả hai loại sách: sách thưởng thức và sách chuyên môn. Chúng ta cần đọc sách thường thức vì nó là cơ sở tạo nên vốn kiến thức rộng cho chuyên môn sâu. Có như thế, mới có tri thức vững.

4. Kết luận vai trò của phép phân tích trong “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm:

Phép phân tích giữ vai trò quan trọng bởi vì phân tích là trình bày các khía cạnh khác nhau của một vấn đề, một sự vật. Nhờ đó, người đọc sẽ hiểu được cặn kẽ nội dung của vấn đề, của sự việc mà tác giả thể hiện trong văn bản.

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Văn

Bài 74: Soạn bài Các thành phần biệt lập