Picture of the author
Picture of the author
SGK Sinh Học 7»Sự Tiến Hóa Của Động Vật»Bài Tập Bài 55: Tiến Hóa Về Sinh Sản»Giải Câu hỏi SGK Sinh 7 Câu lệnh 3 Trang...

Giải Câu hỏi SGK Sinh 7 Câu lệnh 3 Trang 180

Xem thêm

Đề bài

Câu lệnh 3 (Trang 180/SGK Sinh 7)

Lựa chọn câu thích hợp để điền vào các ô trống ở bảng sau:

Tên loài

Thụ tinh

Sinh sản

Phát triển phôi

Tập tính bảo vệ trứng

Tập tính nuôi con

Trai sông

Châu chấu

Cá chép

Thằn lằn bóng đuôi dài

Chim bồ câu

Thỏ

Đáp án và lời giải

Bảng. Sự sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật

Tên loài

Thụ tinh

Sinh sản

Phát triển phôi

Tập tính bảo vệ trứng

Tập tính nuôi con

Trai sông

Thụ tinh ngoài

Đẻ trứng

Biến thái

Không

Ấu trùng tự đi kiếm mồi

Châu chấu

Thụ tinh trong

Đẻ trứng

Biến thái

Không

Ấu trùng tự đi kiếm mồi

Cá chép

Thụ tinh ngoài

Đẻ trứng

Trực tiếp (không nhau thai)

Không

Con non tự đi kiếm mồi

Thằn lằn bóng đuôi dài

Thụ tinh trong

Đẻ trứng

Trực tiếp (không nhau thai)

Không

Con non tự đi kiếm mồi

Chim bồ câu

Thụ tinh trong

Đẻ trứng

Trực tiếp (không nhau thai)

Làm tổ, ấp trứng

Nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi

Thỏ

Thụ tinh trong

Đẻ con

Trực tiếp (có nhau thai)

Đào hang, lót ổ

Nuôi con bằng sữa mẹ

- Lợi ích của sự thụ tinh trong là: sự phát triển của trứng được an toàn hơn (trong cơ thể cá thể mẹ) và tỉ lệ trứng được tinh trùng thụ tinh cao hơn.

- Sự đẻ con là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng vì phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.

- Sự phát triển trực tiếp (không có nhau thai) là tiến bộ hơn so với sự phát triển gián tiếp (biến thái) vì trong quá trình biến thái, nòng nọc phát triển ở môi trường bên ngoài trứng, nên kém an toàn hơn. Nòng nọc phải tự đi kiếm thức ăn, do đó sự phát triển phụ thuộc nguồn chất dinh dưỡng trong môi trường ngoài. Sự phát triển trực tiếp nguồn chất dinh dưỡng nằm ngay trong khối noãn hoàng của trứng. Vì thế ở những loài động vật có xương sống có sự phát triển trực tiếp (không kể thú vì thú có hiện tượng thai sinh) bao giờ lượng noãn hoàng trong trứng cũng lớn hơn.

- Sự đẻ con ở thú (thai sinh) là sự dinh dưỡng của phôi nhờ nhau thai nên không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài như sự đẻ trứng, các hình thức bảo vệ trứng và nuôi con như ấp trứng ở chim cũng vẫn phụ thuộc vào môi trường ngoài và sự ổn định của các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của phôi ở môi trường ngoài không thể bằng được môi trường trong cơ thể mẹ.

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

Giải Câu hỏi SGK Sinh 7 Câu lệnh 2 Trang 179
Giải Bài tập SGK Sinh 7 Câu 1 Trang 181
Xem lại kiến thức bài học