Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 9»Dẫn Xuất Của Hiđrocacbon. Polime»Bài 47: Chất Béo

Bài 47: Chất Béo

Lý thuyết bài Chất Béo môn hóa 9 bộ sách giáo khoa. Cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Chất béo có ở đâu?

- Dầu ăn và mỡ ăn là các chất béo.

+ Mỡ ăn được lấy ra từ động vật.

+ Dầu ăn được lấy ra từ thực vật.

- Trong cơ thể động vật, chất béo tập trung nhiều ở mô mỡ. Trong thực vật, chất béo tập trung nhiều ở quả và hạt.

bai-47-chat-beo-1
Hình 1. Thực phẩm chứa chất béo

II. Chất béo có những tính chất vật lí quan trọng nào?

Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong benzen, xăng, dầu hỏa…

bai-47-chat-beo-2
Hình 2. Tính tan của chất béo lần lượt trong nước và benzen

III. Chất béo có thành phần và cấu tạo như thế nào?

- Đun chất béo với nước ở nhiệt độ và áp suất cao, người ta thu được glixerol (glixerin) và các axit béo.

+ Glixerol: C3H5(OH)3. Công thức cấu tạo của glixerol:

bai-47-chat-beo-3

+ Axit béo là axit hữu cơ có công thức chung là R – COOH, trong đó R -  có thể là C17H35 - ; C17H33 - ; C15H31 - ; …

- Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo và có công thức chung là (R - COO)3C3H5

IV. Chất béo có tính chất hóa học quan trọng nào?

- Đun nóng chất béo với nước, có axit làm xúc tác (phản ứng thủy phân):

PTHH: (RCOO)3C3H5     +       3H2O    (Axit, to)       C3H5(OH)3     +      3RCOOH

(RCOO)3C3H5  : Chất béo  ; 

C3H5(OH)3 : Glixerol  ;

RCOOH: Axit béo

- Đun chất béo với dung dịch kiềm, chất béo cũng bị thủy phân (phản ứng xà phòng hóa):

PTHH: (RCOO)3C3H5     +       3NaOH          (to)       C3H5(OH)3     +      3RCOONa

(RCOO)3C3H5 :Chất béo ;

C3H5(OH)3 : Glixerol ;

RCOONa: Muối của axit béo

* Hỗn hợp muối natri của các axit béo là thành phần chính của xà phòng.

V. Chất béo có ứng dụng gì?

- Là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật.

- Trong công nghiệp, chất béo chủ yếu được dùng để điều chế glixerol và xà phòng.

* Khi để lâu trong không khí, chất béo có mùi ôi. Đó là do tác dụng của hơi nước, oxi và vi khuẩn lên chất béo. Để hạn chế điều này có thể bảo quản chất béo ở nhiệt độ thấp hoặc cho vào chất béo một ít chất chống oxi hóa, hay đun chất béo (mỡ) với một ít muối ăn.

bai-47-chat-beo-4
Hình 3. So sánh năng lượng tỏa ra khi oxi hóa thức ăn

Bài tập luyện tập về Chất Béo của trường Nguyễn Khuyến

1. Bài tập trắc nghiệm hóa 9 liên quan đến chất béo

Câu 1: Chất béo không tan trong

  1. Xăng.
  2. Benzen.
  3. Dầu hỏa.
  4. Nước. 

Câu 2: Công thức cấu tạo của glixerol là 

  1. HO – CH2 – CH2 – CH2 – OH
  2. HO – CH2 – CH(OH) – CH2 – OH
  3. CH3 – CH2 – CH2 – OH
  4. HO – CH2 – CH(OH) – CH3

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Dầu ăn được lấy ra từ thực vật và mỡ ăn được lấy ra từ động vật.
  2. Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước.
  3. Chất béo là 1 este của glixerol và axit béo.
  4. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.

Câu 4: Sản phẩm nào sau đây không phải là sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa?

  1. Axit béo.
  2. Glixerol.
  3. Muối của các axit béo.
  4. B và C.

Câu 5: Để thủy phân hoàn toàn một lượng chất béo cần vừa đủ 54 gam NaOH. Khối lượng glixerol thu được là

  1. 82,8 kg
  2. 82,8 g.
  3. 41,4 kg.
  4. 41,4 g.
ĐÁP ÁN
12345
DBCAD

Câu 5: 

PTHH:   (RCOO)3C3H5 + 3NaOH (t0) C3H5(OH)3  + 3RCOONa

Tỉ lệ:       2 : 3 : 1 : 3       

Phản ứng:        nNaOH: 1,35 ; nC3H5(OH)3: 0,45                           

 



2. Bài tập tự luận hóa 9 liên quan đến chất béo

Câu 1: Chất béo có ở đâu?

ĐÁP ÁN

Lý thuyết phần I  

Câu 2: Viết phương trình hóa học thủy phân chất béo trong môi trường axit và trong môi trường kiềm. Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm còn gọi là phản ứng gì?

ĐÁP ÁN

- Trong môi trường axit:  

(RCOO)3C3H5     +       3H2O    (Axit, to)       C3H5(OH)3     +      3RCOOH

- Trong môi trường kiềm (còn gọi là phản ứng xà phòng hóa):

(RCOO)3C3H5     +       3NaOH          (to) →       C3H5(OH)3     +      3RCOONa

Câu 3: Để thủy phân hoàn toàn 4,45 kg một loại chất béo cần vừa đủ 600g NaOH, thu được 460 g glixerol và m kg hỗn hợp muối của các axit béo. Tính khối lượng của xà phòng thu được từ lượng muối của các axit béo trên, biết muối của các axit béo chiếm 70% khối lượng xà phòng.

ĐÁP ÁN

PTHH: (RCOO)3C3H5     +       3NaOH          (to) →       C3H5(OH)3     +      3RCOONa  

Định luật bảo toàn khối lượng:

mchất béo + mNaOH  = mglixerol + mmuối các axit béo

→ 4,45 + 0,6 = 0,460 + m

→ m = 4,59 kg

Khối lượng xà phòng:


Giáo viên soạn: Ông Thị Tuyết Thanh

Đơn vị: Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 46: Mối Liên Hệ Etilen, Rượu Etylic Và Axit Axetic
Bài 48: Luyện Tập Rượu Etylic, Axit Axetic Và Chất Béo