Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 9»Dẫn Xuất Của Hiđrocacbon. Polime»Bài 48: Luyện Tập Rượu Etylic, Axit Axet...

Bài 48: Luyện Tập Rượu Etylic, Axit Axetic Và Chất Béo

Lý thuyết bài Luyện Tập Rượu Etylic, Axit Axetic Và Chất Béo môn hóa 9 bộ sách giáo khoa. Cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Kiến thức cần nhớ về Rượu etylic, axit axetic và chất béo

Công thức cấu tạo

Tính chất vật lí

Tính chất hoá học

Rượu etylic

CH3 – CH2 – OHLà chất lỏng không màu, sôi ở 78,30C, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước.

1. Phản ứng cháy

C2H6O + 3O2  (t0) 2CO2 + 3H2O

2. Phản ứng với natri

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa +  H2

Axit axetic

CH3 – COOHLà chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.

1. Axit axetic có tính chất của axit

- Làm quỳ tím chuyển sang đỏ

- Tác dụng với oxit bazơ tạo muối và nước

Ví dụ: 2CH3COOH + CuO → (CH3COO)2Cu + H2O

- Tác dụng với bazơ tạo muối và nước

Ví dụ: CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

- Tác dụng với kim loại tạo muối và khí hiđro

Ví dụ: 2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2

- Tác dụng với muối tạo muối mới và axit mới

Ví dụ: 2CH3COOH + Na2CO3 2CH3COONa + H2O + CO2

2. Tác dụng với rượu etylic (phản ứng este hoá)

CH3COOH + C2H5OH   (H2SO4 đặc, t0) CH3COOC2H5 + H2O

Chất béo

(R – COO)3C3H5Nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong xăng, dầu hoả, benzen,…

1. Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit

(R – COO)3C3H5 + 3H2O  (axit, t0) 3R – COOH + C3H5(OH)3

2. Phản ứng thuỷ phân trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hoá)

(R – COO)3C3H5 + 3NaOH  (t0)  3R – COONa + C3H5(OH)3

II. Bài tập luyện tập về Rượu etylic, axit axetic và chất béo của trường Nguyễn Khuyến

1. Bài tập trắc nghiệm hóa 9 liên quan đến Rượu etylic, axit axetic và chất béo

Câu 1: Chất nào sau đây có tính axit?

  1. CH3 – O – CH3
  2. CH3 – CH2 – OH
  3. CH3 – CH =O
  4. CH3COOH

Câu 2: Dung dịch axit axetic có thể tác dụng vói dãy chất nào sau đây?

  1. H2O, HCl, NaOH, KOH
  2. NaOH, H2SO4, K2O, NaCl
  3. Mg, Cu, CuO, BaCl2
  4. CuO, Ba(OH)2, MgO, Zn

Câu 3: Công thức của chất béo có dạng

  1. RCOOC3H5
  2. (RCOO)2C3H5
  3. (RCOO)3C3H5
  4. C3H5(OH)3

Câu 4: Để nhận biết axit axetic và rượu etylic ta dùng:

  1. Natri
  2. Nước
  3. Quỳ tím
  4. HCl

Câu 5: Cho lá kẽm vào dung dịch axit axetic thì có hiện tượng:

  1. Lá kẽm tan dần, dung dịch chuyển sang màu xanh.
  2. Xuất hiện kết tủa trắng.
  3. Dung dịch chuyển sang màu xanh.
  4. Lá kẽm tan dần, sủi bọt khí.
ĐÁP ÁN
12345
DDCCD

  

2. Bài tập tự luận hóa 9 liên quan đến Rượu etylic, axit axetic và chất béo

Câu 1: Viết các phương trình hoá học và ghi rõ điều kiện (nếu có)

a) C2H4 + H2O →

b) C2H5OH + Na → 

c) CH3COOH + Ca →

d) CH3COOH + MgO →

ĐÁP ÁN

Học sinh tự viết  

Câu 2: Hoà tan hết m (gam) Na2CO3 vào 100ml dung dịch axit axetic 2M (vừa đủ) thu được dung dịch A và thoát ra V (ml) khí (đktc)

a) Viết phương trình hoá học.

b) Tính giá trị m và V.

c) Tính nồng độ mol của dung dịch A, giả sử thể tích dung dịch không đổi sau phản ứng.

ĐÁP ÁN

a) Học sinh tự viết PTHH.

b) Tính số mol axit: 0,2 mol

Từ phương trình → số mol Na2CO3: 0,1 mol và số mol CO2: 0,1 mol

m = 10,6 gam

V = 2,24 lít

c) Từ phương trình → số mol CH3COONa = 0,1 mol

Nồng độ mol của CH3COONa: 1M (dùng công thức tính CM với thể tích dung dịch sau phản ứng = thể tích dung dịch CH3COOH)  

Câu 3: Cho V(ml) rượu etylic tác dụng với kim loại Na thất thoát ra 5,6 lít khí (đktc)

a) Viết phương trình hoá học.

b) Tính giá trị V biết khối lượng riêng của rượu là 0,8g/ml.

c) Tính khối lượng muối sau phản ứng.

ĐÁP ÁN

a) Học sinh tự viết PTHH.

b) Tính số mol H2: 0,25 mol

Từ phương trình → số mol rượu etylic: 0,5 mol

Khối lượng rượu etylic: 23 gam

Thể tích rượu etylic: 28,75 ml

c) Từ phương trình → số mol C2H5ONa: 0,5 mol

Khối lương muối: 36 gam


Giáo viên soạn: Nguyễn Thuỵ Bảo Ngân

Đơn vị: Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyễn Bình Dương

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 47: Chất Béo
Bài 50: Glucozơ