Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 9»Dẫn Xuất Của Hiđrocacbon. Polime»Bài 52: Tinh Bột Và Xenlulozơ

Bài 52: Tinh Bột Và Xenlulozơ

Lý thuyết bài Tinh bột và xenlulozơ môn hóa 9 bộ sách giáo khoa. Cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Trạng thái tự nhiên của tinh bột và xenlulozơ

bai-52-tinh-bot-va-xenlulozo-1

II. Tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ

- Tinh bột là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ở nhiệt độ thường, nhưng tan được trong nước nóng tạo ra dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.

bai-52-tinh-bot-va-xenlulozo-2
Hình 1. Tinh bột

- Xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.

III. Đặc điểm cấu tạo phân tử tinh bột và xenlulozơ

Tinh bột và xenlulozơ có phân tử khối rất lớn, được tạo thành do nhiều nhóm – C6H10O5 – liên kết với nhau:

… –C6H10O5 – C6H10O5 – C6H10O5 –  …

Viết gọn:  (– C6H10O5 –)n. Nhóm – C6H10O5 – được gọi là mắc xích của phân tử.

  • Trong phân tử tinh bột: n ≈ 1200 – 6000
  • Trong phân tử xenlulozơ: n ≈ 10000 – 14000

IV. Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ

1. Phản ứng thủy phân

- Khi đun nóng trong dung dịch axit loãng, tinh bột hoặc xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ:

PTHH: (– C6H10O5 –)n  + nH2O  (Axit, t0)  nC6H12O6

- Ở nhiệt độ thường, tinh bột và xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ nhờ xúc tác của enzim thích hợp.

2. Tác dụng của tinh bột với iot

- Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột sẽ thấy xuất hiện màu xanh. Đun nóng màu xanh biến mất, để nguội lại hiện ra.

- Iot được dùng để nhận biết hồ tinh bột và ngược lại.

bai-52-tinh-bot-va-xenlulozo-3
Hình 2. Tác dụng của hồ tinh bột với iot

V. Tinh bột, xenlulozơ có ứng dụng gì?

 - Tinh bột và xenlulozơ được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp:

PTHH: 6nCO2 + 5nH2O  (Clorofin, Ánh sáng)  (– C6H10O5 –) + 6nO2

- Tinh bột là lượng thực quan trọng của con người, sản xuất đường glucozơ và rượu etylic.

- Xenlulozơ có những ứng dụng chủ yếu sau:

bai-52-tinh-bot-va-xenlulozo-4
Hình 3. Ứng dụng của xenlulozơ

Bài tập luyện tập tinh bột và xenlulozơ của trường Nguyễn Khuyến

1. Bài tập trắc nghiệm hóa 9 liên quan đến tinh bột và xenlulozơ

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng

  1. Tinh bột và xenlulozơ đều rất dễ tan trong nước.
  2. Xenlulozơ làm hồ tinh bột hóa xanh.
  3. Trong phân tử xenlulozơ số mắc xích lớn hơn rất nhiều so với phân tử tinh bột.
  4. Xenlulozơ và tinh bột đều là chất rắn không màu. 

Câu 2: Có thể nhận biết hồ tinh bột bằng hóa chất nào sau đây?

  1. Dd BaCl2.
  2. Dd iot.
  3. Khí CO2.
  4. Dd NaOH.

Câu 3: Ứng dụng nào sau đây không phải là của xenlulozơ?

  1. Sản xuất giấy.
  2. Vật liệu xây dựng.
  3. Sản xuất đồ gỗ.
  4. Tráng gương.

Câu 4: Khi tạo thành 2 tấn tinh bột, cây xanh có thể giải phóng m tấn khí oxi. Giá trị m là

  1. 2,37.
  2. 7,32.
  3. 3,27.
  4. 2,73.

Câu 5: Lượng glucozơ thu được từ 1,5 tấn tinh bột, hiệu suất 100% là 

  1. 17,6.
  2. 16,7.
  3. 1,67.
  4. 1,76.
ĐÁP ÁN
12345
CBDAC

Câu 4: 

PTHH: 6nCO2 + 5nH2O  (Clorofin, Ánh sáng)  (– C6H10O5 –)n  + 6nO2  

(– C6H10O5 –)n: 162n

O2: 192n

 tấn

Câu 5:

PTHH: (- C6H10O5  - )n + nH2O  (axit) → nC6H12O6

(- C6H10O5  - )n: 162n

C6H12O6: 180n

 tấn

2. Bài tập tự luận hóa 9 liên quan đến tinh bột và xenlulozơ

Câu 1: Viết các phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau: 

Tinh bột → glucozơ → rượu etylic → axit axetic → etylaxetat

ĐÁP ÁN

(- C6H10O5 -)n + nH2O (axit) nC6H12O6

C6H12O6  (men rượu, 30- 35oC) 2C2H5OH + 2CO2

CH3 – CH2 – OH + O2  (men giấm) CH3 – COOH + H2O

CH3 – COOH + HO – CH2 – CH3   (to, H2SO4 đặc)    CH3  COOCH2 – CH3 + H2O  

Câu 2: Nêu hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột, sau đó đun nóng rồi để nguội.

ĐÁP ÁN

Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột sẽ thấy xuất hiện màu xanh. Đun nóng màu xanh biến mất, để nguội lại hiện ra.  

Câu 3: Để sản xuất 1 tấn glucozơ cần dùng bao nhiêu tấn tinh bột. Biết hiệu suất quá trình là 80%.

ĐÁP ÁN

PTHH: (- C6H10O5  - )n + nH2O  (axit) → nC6H12O6  

(- C6H10O5  - )n: 162n

C6H12O6: 180n

mtinh bột = tấn


Giáo viên soạn: Ông Thị Tuyết Thanh

Đơn vị: Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 51: Saccarozơ
Bài 53: Protein