Table of Contents
I. Lí thuyết về virut gây bệnh ứng dụng của virut trong thực tiễn
Virut gây bệnh cho vi sinh vật, thực vật và côn trùng là nguyên nhân gây tổn thất nặng nề cho ngành công nghiệp vi sinh vật và ngành nông nghiệp. Vậy bằng cách nào virut có thể xâm nhập và lây lan gây bệnh? Con người có những biện pháp gì để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh do virut gây ra? Ứng dụng của virut trong thực tiễn.
Nội dung 1. Các virut kí sinh ở vi sinh vật, thực vật và côn trùng
Virut kí sinh ở vi sinh vật (Phagơ)
- Hiện biết khoảng 3000 loại virut.
- Kí sinh ở hầu hết vi sinh vật nhân sơ (vi khuẩn, xạ khuẩn) hoặc nhân thực (nấm men, nấm sợi).
- Gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp vi sinh vật như sản xuất thuốc kháng sinh, mì chính, thuốc trừ sâu sinh học…
- Biện pháp hạn chế: Khử trùng môi trường và dụng cụ nuôi cấy.
Virut kí sinh ở thực vật
- Hiện biết khoảng 1000 loại virut.
- Con đường xâm nhập:
+ Do côn trùng (bọ trĩ, bọ rầy…) chích hút.
+ Cây bị bệnh truyền cho thế hệ sau qua hạt.
+ Truyền qua vết xây xát do nông cụ bị nhiễm.
- Con đường truyền lan giữa các tế bào của một cơ thể: Cầu sinh chất.
- Triệu chứng:
+ Lá bị đốm vàng, đốm nâu, sọc hay vằn.
+ Lá xoăn, héo, vàng rồi rụng.
+ Thân lùn, còi cọc.
- Biện pháp phòng tránh:
+ Chọn giống cây sạch bệnh;
+ Vệ sinh đồng ruộng;
+ Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.
Virut kí sinh ở côn trùng
- Xâm nhập qua đường tiêu hóa.
- Virut xâm nhập vào tế bào biểu mô thành ruột giữa hoặc theo dịch bạch huyết lan ra khắp cơ thể.
- Gây bệnh cho côn trùng hoặc dùng côn trùng làm ổ chứa rồi thông qua côn trùng gây bệnh cho động vật và con người.
Nội dung 2. Ứng dụng của virut trong thực tiễn
Trong sản xuất các chế phẩm sinh học: sản xuất intefêron
- Cơ sở khoa học
- Phagơ (thực khuẩn thể) có chứa đoạn gen không quan trọng có thể cắt bỏ mà không ảnh hưởng đến quá trình nhân lên.
- Cắt bỏ gen của phagơ thay bằng gen mong muốn.
- Dùng phagơ làm vật chuyển gen.
- Quy trình sản xuất intefêron
- Tách gen intefêron (IFN) ở người nhờ enzim cắt.
- Gắn gen IFN vào ADN của phagơ tạo nên phagơ tái tổ hợp (hoặc ADN plasmit tái tổ hợp).
- Nhiễm phagơ tái tổ hợp vào E. coli.
- Nuôi E. coli nhiễm phagơ tái tổ hợp trong nồi lên men để tổng hợp IFN → tách chiết INF.
- Vai trò của IFN: IFN là prôtêin đặc biệt do nhiều loại tế bào tiết ra, có khả năng chống virut, chống tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.
Trong nông nghiệp: sản xuất thuốc trừ sâu từ virut
Tính ưu việt của thuốc trừ sâu từ virut:
- Virut có tính đặc hiệu cao (chỉ gây hại cho một số loại sâu nhất định), không gây độc cho con người, động vật và côn trùng có ích.
- Virut được bảo vệ trong thể bọc nên tránh được các yếu tố môi trường bất lợi, tồn tại rất lâu ngoài cơ thể côn trùng (thậm chí 10 năm).
- Dễ sản xuất, hiệu quả trừ sâu cao, giá thành hạ.
II. Bài tập luyện tập về virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn của hệ thống trường Nguyễn Khuyến - Lê Thánh Tông
Câu 1: Virut kí sinh ở thực vật không tự xâm nhập được vào tế bào vì
- tế bào không có thụ thể phù hợp với virut.
- thành tế bào thực vật được cấu tạo bởi xenlulôzơ rất vững chắc.
- thành tế bào thực vật tiết ra chất độc khi gặp vật lạ.
- môi trường tế bào thực vật không phù hợp với virut.
Câu 2: Virut sau khi nhân lên trong tế bào thực vật sẽ lan sang các tế bào khác bằng cách
- tiết enzim làm thủng tế bào bên cạnh để chui sang.
- phân chia nhanh và làm vỡ tế bào chủ, rồi tìm cách chui vào tế bào khác.
- từ trong tế bào chui ra ngoài rồi chờ cơ hội đột nhập vào tế bào khác.
- qua cầu nối sinh chất giữa các tế bào.
Câu 3: Virut được sử dụng trong việc tạo các chế phẩm sinh học là nhờ
- virut có enzim đặc hiệu.
- khả năng chuyển hóa nhanh của virut.
- sử dụng axit nuclêic ở virut.
- sử dụng virut làm vật chuyển gen.
Câu 4: Biện pháp nào sau đây không phòng tránh được virut gây hại cho thực vật?
- Vệ sinh đồng ruộng.
- Luân canh cây trồng.
- Chọn giống cây sạch virut.
- Tiêu diệt các vật chủ trung gian truyền bệnh.
Câu 5: Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh do virut polio gây nên. Muỗi hút máu lợn sau đó đốt sang người và gây bệnh cho người. Khi đó lợn là
- ổ chứa.
- vật trung gian truyền bệnh.
- vật gây bệnh.
- vật chủ.
Câu 6: Côn trùng là ổ chứa khi
- virut kí sinh ở côn trùng và gây bệnh.
- virut nhân lên trong tế bào.
- virut phá vỡ tế bào côn trùng.
- virut kí sinh ở côn trùng và gây bệnh ở sinh vật khác.
Câu 7: Virut thực vật lây lan theo con đường nào sau đây?
- Xâm nhập vào tế bào nhờ nguồn nước.
- Qua các vết xước và nhờ côn trùng.
- Nhờ các vật trung gian là các vi sinh vật.
- Nhờ gió, nước và các động vật mang đến.
Câu 8: Trong công nghệ gen, phagơ được sử dụng để
- cắt một đoạn gen của ADN tế bào nhận.
- cắt một đoạn gen của ADN tế bào nhận.
- làm vật trung gian chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận.
- tách phân tử ADN khỏi tế bào cho.
Câu 9: Loại virut nào sau đây thường được dùng làm thể truyền gen trong công nghệ gen?
- Thể thực khuẩn.
- Virut kí sinh trên động vật.
- Virut kí sinh trên thực vật.
- Virut kí sinh trên người.
Câu 10: Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virut Dengue gây nên. Sau khi đốt người bệnh, muỗi nhiễm virut và đốt gây bệnh cho người lành. Khi đó muỗi là
- vật trung gian truyền bệnh.
- vật chủ.
- vật gây bệnh.
- ổ chứa.
ĐÁP ÁN
Câu 1: Đáp án B.
Câu 2: Đáp án D.
Câu 3: Đáp án D.
Câu 4: Đáp án B.
Câu 5: Hướng dẫn giải: Muỗi hút máu lợn rồi đốt sang người và gây bệnh cho người, như vậy muỗi đóng vai trò là vật trung gian truyền bệnh từ lợn sang người, còn lợn là ổ chứa virut gây bệnh viêm não Nhật Bản.
Đáp án A.
Câu 6: Đáp án D.
Câu 7: Đáp án B.
Câu 8: Đáp án C.
Câu 9: Đáp án A.
Câu 10: Đáp án A.
GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN: LÊ THỊ DUNG
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TH – THCS – THPT LÊ THÁNH TÔNG