Picture of the author
Picture of the author
SGK Sinh Học 7»Sự Tiến Hóa Của Động Vật»Bài 53: Môi trường sống và sự vận động, ...

Bài 53: Môi trường sống và sự vận động, di chuyển

Lý thuyết bài Môi trường sống và sự vận động, di chuyển môn Sinh 7 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Động vật có đặc điểm cơ bản là khả năng vận động, di chuyển. Động vật có nhiều hình thức di chuyển khác nhau.

I. Nội dung 1: Các hình thức di chuyển 

 bai-53-moi-truong-song-va-su-van-dong-di-chuyen

bai-53-moi-truong-song-va-su-van-dong-di-chuyen-1
Hình minh họa: Linh dương chạy nước rút trên đồng cỏ.
bai-53-moi-truong-song-va-su-van-dong-di-chuyen-2
Hình minh họa: di chuyển kiểu rắn
bai-53-moi-truong-song-va-su-van-dong-di-chuyen-3
Hình minh họa động tác bật nhảy của hoẵng Châu Âu.

II. Nội dung 2:  Sự tiến hóa cơ quan di chuyển 

 Sự tiến hóa cơ quan di chuyển: Trong sự phát triển của giới Động vật, sự hoàn chỉnh của cơ quan vận động, di chuyển là sự phức tạp hóa từ chưa có chi đến chi phân hóa thành nhiều bộ phận đảm nhiệm những chức năng khác nhau, đảm bảo cho sự vận động có hiệu quả thích nghi với những điều kiện sống khác nhau.

    III. Bài tập và hướng dẫn giải của hệ thống trường NK - LTT

    Phần I: Câu hỏi tự luận

    Câu 1: Cho các loài động vật sau: khỉ đuôi dài, chim công, vịt trời. Hãy nêu các hình thức di chuyển của chúng.

    Câu 2: Nêu ý nghĩa của khả năng di chuyển trong đời sống động vật.

    Câu 3: Trình bày sự tiến hóa cơ quan di chuyển ở động vật.

    ĐÁP ÁN

    Câu 1: Hướng dẫn trả lời

    Khỉ đuôi dài: chạy, nhảy, leo trèo.

    Chim công: bay, đi.

    Vịt trời: đi, bơi, bay.

    Câu 2: Hướng dẫn trả lời

    Nhờ khả năng di chuyển mà động vật có thể đi tìm thức ăn, bắt mồi, tìm môi trường sống thích hợp, tìm đối tượng sinh sản và lẩn trốn kẻ thù.

    Câu 3: Hướng dẫn trả lời

    Sự phức tạp hóa và phân hóa cơ quan di chuyển của động vật thể hiện như sau: từ chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định 🡪 chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo 🡪 cơ quan di chuyển còn rất đơn giản (mấu lồi cơ và tơ bơi) 🡪 cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi phân đốt 🡪 cơ quan di chuyển được phân hóa thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau.

    Phần II: Câu hỏi trắc nghiệm

    Câu 1. Hình thức di chuyển của châu chấu là  

    1. bò, bay.
    2. bò, leo trèo. 
    3. bò, bay, nhảy.
    4. bò, bơi.

    Câu 2. Đặc điểm cơ quan di chuyển gồm 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi là

    1. tôm sông.
    2. hươu, nai.     
    3. giun đất, gà.
    4. ngựa, cá.

    Câu 3. Hình thức di chuyển không có ở thiên nga là           

    1. bơi trong nước.       
    2. bơi, đi.
    3. bơi, bay, đi lại.               
    4. nhảy, leo trèo.

    Câu 4. Loài có cơ quan di chuyển là cánh da là

    1. tê giác.
    2. dơi.  
    3. voi
    4. hươu sao.

    Câu 5. Loài di chuyển chậm kiểu sâu đo là             

    1. khỉ.
    2. vượn
    3. thủy tức.
    4. chuồn chuồn.
    ĐÁP ÁN

    Câu 1: Đáp án: C 

    Hướng dẫn trả lời:

    Châu chấu có hình thức di chuyển là bò, bay, nhảy.

    Đáp án A, B, D sai.

    Câu 2: Đáp án: A            

    Hướng dẫn trả lời:

    Cơ quan di chuyển của tôm sông gồm 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi.

    Đáp án B, C, D sai.

    Câu 3: Đáp án: D            

    Hướng dẫn trả lời:

    Thiên nga không có hình thức di chuyển là nhảy và leo trèo.

    Đáp án A, B, C sai vì đều là các hình thức di chuyển đúng của thiên nga.

    Câu 4: Đáp án: B            

    Hướng dẫn trả lời:

    Dơi có chi trước biến đổi thành cánh da.

    Đáp án A, C, D sai.

    Câu 5: Đáp án: C            

    Hướng dẫn trả lời:

    Thủy tức di chuyển chậm theo kiểu sâu đo.

    Đáp án A, B, D sai.


    Giáo viên biên soạn: Đỗ Thu Hiền

    Đơn vị: Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương                  

    Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

    Bài 55: Tiến Hóa Về Sinh Sản