Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 9»Hình Trụ – Hình Nón – Hình Cầu»Bài 3: Hình Cầu. Diện Tích Hình Cầu Và T...

Bài 3: Hình Cầu. Diện Tích Hình Cầu Và Thể Tích Hình Cầu

Lý thuyết bài Hình cầu, diện tích hình cầu và thể tích hình cầu môn toán 9 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Hình cầu

Khi quay nửa hình tròn tâm O, bán kính R một vòng quanh đường kính AB cố định thì được một hình cầu. (SGK, trang 121)

bai-3-hinh-cau-dien-tich-hinh-cau-va-the-tich-hinh-cau

+ Nửa đường tròn trong phép quay nói trên tạo nên mặt cầu.

+ Điểm O được gọi là tâm, R là bán kính của hình cầu hay mặt cầu đó.

II. Cắt hình cầu bởi một mặt phẳng

bai-3-hinh-cau-dien-tich-hinh-cau-va-the-tich-hinh-cau-2

-  Khi cắt hình cầu bán kính R bởi một mặt phẳng ta được một hình tròn. 

-  Khi cắt mặt cầu bán kính R bởi một mặt phẳng ta được một đường tròn:

   + Đường tròn đó có bán kính R nếu mặt phẳng đi qua tâm (gọi là đường tròn lớn).

   + Đường tròn đó có bán kính bé hơn R nếu mặt phẳng không đi qua tâm.

VÍ DỤ: Trái Đất được xem như một hình cầu, xích đạo là một đường tròn lớn.

bai-3-hinh-cau-dien-tich-hinh-cau-va-the-tich-hinh-cau-3

III. Diện tích mặt cầu

Cho mặt cầu bán kính R, đường kính d.

Diện tích mặt cầu là:


 

bai-3-hinh-cau-dien-tich-hinh-cau-va-the-tich-hinh-cau-4

IV. Thể tích hình cầu

Cho hình cầu bán kính R

Thể tích hình cầu là: 


bai-3-hinh-cau-dien-tich-hinh-cau-va-the-tich-hinh-cau-5


Biên soạn: TRẦN THỊ MAI  (Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến BD)

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Toán

Bài 2: Hình Nón - Hình Nón Cụt - Diện Tích Xung Quanh Và Thể Tích Của Hình Nón, Hình Nón Cụt
Bài 4: Ôn Tập Chương 4