Loay hoay nâng chất môn tiếng Anh

(VOH) - Bức tranh giáo dục ngoại ngữ đang bộc lộ nhiều vấn đề.

Chương trình của Bộ GD-ĐT lặp lại kiến thức chương trình tiếng Anh tăng cường, chưa có giáo trình thống nhất trong giảng dạy các môn toán khoa học bằng tiếng Anh THPT, đội ngũ giáo viên chưa đạt chuẩn theo khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung hâu Âu....  

Với đa dạng chương trình, học phí và thời gian học của mỗi chương trình tiếng Anh khác nhau. Đó là chương trình tiếng Anh theo đề án 2020 của Bộ GD-ĐT; tiếng Anh tự chọn, tiếng Anh tăng cường, chương trình song ngữ Cambridge... Chính sự phân hóa rõ rệt này đã dẫn đến việc phụ huynh đổ xô cho con qua học chương trình nâng cao, học sinh cũng dành nhiều thời gian cho môn học mong đạt được các yêu cầu về kiến thức để lấy các chứng chỉ quốc tế.

Loay hoay nâng chất môn tiếng Anh 1

Thầy Adam Priestley trong một tiết dạy tiếng Anh tăng cường cho học sinh Trường tiểu học Lê Văn Sỹ, Q.Tân Bình, TP.HCM. Ảnh: TTO

 Trong số các chương trình đang giảng dạy, chương trình tiếng Anh Cambridge đã ngưng tuyển sinh mới từ năm học này và thay bằng chương trình tiếng Anh tích hợp vừa được UBND TP cho phép triển khai. Còn chương trình tiếng Anh tăng cường đã thực hiện hơn 10 năm qua học sinh được học tiếng Anh từ tiểu học nhưng khi lên THCS lại buộc phải quay lại từ con số 0. Do ở bậc THCS để đảm bảo chương trình của Bộ GD-ĐT các học sinh buộc phải học lại từ A, B, C... khi vào lớp 6 được giảng dạy song song với tiếng Anh tăng cường là chương trình nâng cao. Không cần nói cũng thấy là với chương trình học như vậy sẽ gây lãng phí công sức, thời gian và tiền của không thể nào nói hết. "Các em học tiểu học tăng cường tiếng Anh được học nhiều hơn với 8 tiết/tuần. Đối với tiểu học tăng cường tiếng Anh, hết bậc tiểu học các em sẽ được trình độ A2 theo chuẩn quốc tế. Khi lên THCS, các em học chương trình Bộ GD-ĐT là tiếng Anh bắt đầu từ lớp 6, là điểm khởi đầu chứ không từ A2”, Cô Nguyễn Hoàng Diễm Trang, giáo viên tiếng Anh trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi phân tích.

Còn ở bậc THPT việc học tiếng Anh cũng đang tồn tại nhiều bất cập. Hiện đang có 10 trường THPT có tổ chức dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh nhưng vẫn chưa có giáo trình giảng dạy và chưa có quy chuẩn thống nhất. Trường THPT Lương Thế Vinh thì dựa vào nguồn tài liệu được sử dụng phổ biến tại Mỹ; trường THPT chuyên Lê Hồng Phong thì dựa theo sách giáo khoa Việt Nam và tham khảo chương trình của một số nước… Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai có mối quan hệ giao lưu với một trường THPT tại Úc và được cung cấp giáo trìnhLo lắng chuyện vay nợ ODA, nợ công, giải pháp để đảm bảo tăng trưởng đạt đúng kế hoạch năm 2015 là vấn đề được nhiều ĐBQH đóng góp, thể hiện quan điểm. “Trường có liên kết với một trường THPT ở Úc và được trường bạn cung cấp tài liệu. Quan trọng là các thầy cô chuyên môn thấy được học sinh cần cung cấp những gì. Trường vẫn đảm bảo chương trình của Bộ nhưng có nâng cao để các em có thể sử dụng ngoại ngữ nghiên cứu”.

Không chỉ với giáo trình, để thực hiện trơn tru chương trình dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh các trường THPT không chỉ cần giáo viên giỏi tiếng Anh mà còn phải đúng chuyên môn. Trường ĐH Sư phạm chưa thể đáp ứng ngay nhu cầu giáo viên dạy môn khoa học kèm thêm giỏi tiếng Anh. Trong tình cảnh đó, nhiều trường phổ thông đành tự bơi, cử giáo viên bộ môn đi học nâng cao trình độ sử dụng tiếng Anh. Là một trong số ít trường ổn định về đội ngũ giáo viên, ông Trần Đức Huyên, Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cho rằng: “Nhà trường chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực để hướng dẫn học sinh; xây dựng chương trỉnh dạy toán, khoa học bằng tiếng Anh; nhà trường bồi dưỡng giáo viên xây dựng bài giảng bằng tiếng Anh, cũng trong các dịp giao lưu với các trường nước ngoài chúng tôi cũng mời họ đến tập huấn cho giáo viên tăng cường khả năng ngoại ngữ”.  

Tuy không yêu cầu giáo viên vừa giỏi kiến thức bộ môn lẫn tiếng Anh như bậc THPT, nhưng các trường tiểu học, THCS cũng đang trong tình trạng thiếu giáo viên tiếng Anh tăng cường. Các trường muốn mở rộng tiếng Anh tăng cường, mời giáo viên đủ chuẩn thì lại gặp khó khăn về kinh phí. Cô Vũ Kim Hoa, hiệu trưởng trường tiểu học Yên Thế cho biết: “Nhu cầu của các trường mở rộng các lớp tăng cường tiếng Anh nên đội ngũ giáo viên khá khó khăn. Nhà trường động viên giáo viên bằng cách tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí”.

Kết quả khảo sát trình độ giáo viên tiếng Anh theo khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung châu Âu năm 2012, TP.HCM có khá hơn những địa phương khác, nhưng cũng chỉ xấp xỉ 16% giáo viên đạt chuẩn. Để bồi dưỡng nâng chất cho giáo viên, đến nay ngành giáo dục TP đã tổ chức bồi dưỡng cho gần 3.000 giáo viên các bậc học. Bên cạnh đó, thí điểm tuyển giáo viên Philippines về dạy ở các trường tiểu học, THCS để tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh cho học sinh và giáo viên. Tuy nhiên chương trình này ngay từ đầu năm học đã bị ngưng lại do bão Haiyan ảnh hưởng đến Philippines năm 2013.

Theo đánh giá của ông Lê Hùng Sen (Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Củ Chi) thì, giáo viên Philippines không thể tiếp tục giảng dạy là đáng tiếc vì họ có chuyên môn tốt, giải quyết được thực trạng nhiều trường chưa có điều kiện mời giáo viên bản ngữ, vì khả năng đóng góp của phụ huynh còn thấp: “Giáo viên Châu Âu với mức lương 12.000 USD/tháng thì quá cao, giáo viên người Phillipines sử dụng ngôn ngữ hành chính là tiếng Anh nên cũng rành rẽ, chủ yếu tạo điều kiện cho các em tiếp xúc tập nghe tập nói”.

Đổi mới để khắc phục lạc hậu, hạn chế, nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh, với các chương trình đang thực hiện thí điểm bước đầu triển khai có những vấn đề chưa hợp lý nên cần phải được cân nhắc và tính toán lại để khi nhân rộng mô hình đại trà sẽ đồng bộ và hiệu quả hơn.

Bình luận