Đưa công nghệ Nhật Bản 'vào' cây tre, cừ tràm dùng trong xây dựng

(VOH) - Nhóm nghiên cứu tìm cách phát triển công nghệ Nhật Bản dựa trên nguồn vật liệu thiên nhiên tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, nguồn cây gỗ làm vật liệu xây dựng khá phổ biến có thể kể đến là cừ tràm dùng để đóng móng cọc công trình xây dựng và cây tre dùng để làm cột, kèo và mái nhà.

Nhóm phát triển dự án năng lượng mặt trời thế hệ mới do ICM COMMUNICATIONS Co Ltd, Nhật Bản và Pacific Group đang nghiên cứu thiết kế pha trộn vật liệu bản địa của Việt Nam kết hợp tấm quang năng Nippon Solar (Nhật Bản).

Dự án do nhà phát minh Takeaki Uchida làm trưởng nhóm nghiên cứu và ông Lê Ngọc Ánh Minh làm phó trưởng nhóm nghiên cứu.

Ứng dụng nông nghiệp sạch và năng lượng sạch- chìa khóa phát triển bền vững 1

Tấm quang năng Nippon Solar có hiệu suất phát cao hơn hẳn so với các tấm quang năng truyền thống của Nhật Bản.

Nhóm này đang nghiên cứu thiết kế sử dụng hệ giá đỡ bằng cừ tràm và cây tre, đây là hai loại vật liệu khá phổ biến tại Việt Nam để thay thế cho hệ khung giá đỡ bằng kim loại có chi phí vật liệu, chi phí vận chuyển cao hơn.

Ứng dụng nông nghiệp sạch và năng lượng sạch- chìa khóa phát triển bền vững 2
Ứng dụng nông nghiệp sạch và năng lượng sạch- chìa khóa phát triển bền vững 3
Ảnh minh họa: internet

Cừ tràm rất phổ biến tại Đồng bằng Sông Cửu Long Việt Nam. Tại miền Tây và các tỉnh Nam Bộ, cừ tràm dùng trong xây dựng làm cọc móng có tuổi thọ tương đương cọc móng bê tông.

Ứng dụng nông nghiệp sạch và năng lượng sạch- chìa khóa phát triển bền vững 4

Bản phác thảo hệ giá đỡ tấm quang năng phát điện mặt trời, hoàn toàn sử dụng vật liệu gỗ địa phương.

Ứng dụng nông nghiệp sạch và năng lượng sạch- chìa khóa phát triển bền vững 5

Một số hình ảnh concept ban đầu khi đưa công nghệ Nhật Bản "vào" cây tre, cây tràm của Việt Nam.

Ứng dụng nông nghiệp sạch và năng lượng sạch- chìa khóa phát triển bền vững 7
Một số hình ảnh concept ban đầu khi đưa công nghệ Nhật Bản "vào" cây tre, cây tràm của Việt Nam.

Việc ứng dụng cừ tràm và cây tre thay thế cho kim loại để xây dựng các cánh đồng điện mặt trời tại Việt Nam sẽ giúp cho dự án mang tính sạch, xanh bền vững hơn và tạo một thị trường lớn cho ngành lâm nghiệp tái tạo.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu trong Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 rằng, đề án "Vì một Việt Nam xanh" không chỉ góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, mà còn xanh hóa khu vực đô thị và nông thôn, trồng cây xanh là để thúc đẩy quốc kế dân sinh.

Vì thế việc phổ biến ứng dụng cây cừ tràm, cây tre thay thế cho vật liệu kim loại cũng sẽ tạo môi trường xanh, sạch và thân thiện tại Việt Nam.