Ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam–EU: mở ra cơ hội

(VOH) - Theo ông Hà Ngọc Sơn – Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu Sở Công thương, có đến gần 7.000 dòng thuế Hoa Kỳ đánh vào Trung Quốc và Trung Quốc đánh vào Hoa Kỳ.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, hai bên đã đáp trả nhau liên tục trong 3 năm gần đây. Số thuế Hoa Kỳ đã áp thuế đối với Trung Quốc đã là 250 tỷ đô la Mỹ. Còn đối với Trung Quốc áp thuế đối với hàng hóa Hoa Kỳ là 110 tỷ đô la Mỹ. Như vậy, Việt Nam sẽ hưởng lợi và gặp bất lợi gì?

Ngày 30/6, Việt Nam sẽ ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA). Hiệp định này sẽ đem lại những lợi ích gì cho Việt Nam? Đây là những vấn đề được đặt ra tại buổi họp báo về tình hình kinh tế văn hóa xã hội 6 tháng đầu năm 2019 do Cục Thống kê TPHCM tổ chức sáng 29/6.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam sẽ hưởng lợi và gặp bất lợi gì?  

Theo ông Hà Ngọc Sơn – Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu Sở Công thương, có đến gần 7.000 dòng thuế Hoa Kỳ đánh vào Trung Quốc và Trung Quốc đánh vào Hoa Kỳ. Những dòng sản phẩm của Việt Nam tương tự Trung Quốc như: nhựa, cao su, nông sản, thực phẩm chế biến, túi xách, đồ gỗ. Khi Hoa Kỳ đánh thuế lên hàng hóa Trung Quốc 25%, như vậy những dòng sản phẩm này Trung Quốc rất khó xuất sang Hoa Kỳ, và dẫn đến khi lượng sản phẩm dư thừa thì có hai khả năng: một là hạ giá bán để đẩy sang các nước lân cận. Như vậy, Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng sẽ gặp áp lực đối với những mặt hàng sản xuất tương tự này và tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác, việc kiểm soát và ghi nhãn hàng hóa làm sao để tránh ghi xuất xứ của Việt Nam, trong khi đó là hàng Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam. 

Trung Quốc là công xưởng của quốc tế, có nhiều sản phẩm nằm trong chuỗi sản xuất toàn cầu, và khi Trung Quốc bị đánh thuế thì Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nhất định, như một số sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam cũng chịu tác động khi xuất khẩu. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Mỹ chưa đánh thuế đối với các mặt hàng dệt may, giày dép của Trung Quốc.

"Đặc biệt mặt hàng nông sản, thủy sản, khi Mỹ áp thuế đối với Trung Quốc thì Việt Nam có cơ hội xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ. Cơ hội thứ hai là Việt Nam sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều với điều kiện phải đảm bảo môi trường đầu tư thuận lợi”, ông Sơn cho biết.

Nhìn nhận thách thức về gian lận thương mại, cạnh tranh trong nước diễn ra gay gắt khi Mỹ áp thuế Trung Quốc, tuy nhiên, ông Nguyễn Bích Lâm – Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, thì hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ rẻ hơn và nhập khẩu vào Trung Quốc sẽ đắt hơn. Việt Nam chúng ta nhập khẩu khá nhiều nguyên phụ liệu từ bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. Hiện nay kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc vẫn là chiếm tỉ trọng lớn nhất. Khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, thì hàng của Trung Quốc xuất vào Việt Nam sẽ rẻ hơn thì Việt Nam sẽ hưởng lợi từ việc nhập nguyên phụ liệu vào sản xuất.

họp báo về tình hình kinh tế văn hóa xã hội 6 tháng đầu năm 2019 do Cục Thống kê TPHCM tổ chức

Toàn cảnh họp báo về tình hình kinh tế văn hóa xã hội 6 tháng đầu năm 2019 do Cục Thống kê TPHCM tổ chức

Mở cửa gần như 100% các dòng thuế Việt Nam xuất khẩu vào EU

Ngày 30/6, Việt Nam sẽ ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA). Các Hiệp định này được Việt Nam đặc biệt kỳ vọng khi thị trường của 28 nước EU là thị trường truyền thống. Việc ký được các hiệp định này sẽ mở cửa gần như 100% các dòng thuế Việt Nam xuất khẩu vào EU tạo cơ hội rất lớn.

Dự báo Khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực, xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 sẽ tăng 20% vào thị trường châu Âu. Ông Hà Ngọc Sơn – Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu Sở Công thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ những ngành nào Việt Nam thực sự là thế mạnh khi xuất khẩu vào thị trường châu Âu, trong đó có 3 nhóm hàng xuất khẩu vào châu Âu rất tốt như nông sản, thực phẩm, dệt may.

CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2019 tăng 2,64% - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2019 giảm 0,09% so với tháng trước.
Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định CPTPP - Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện HĐ Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên TBD (CPTPP) 2019 - 2022 tại Nghị định số ...
Bình luận