Vươn từ khủng hoảng: Đổi mới sáng tạo và tăng tốc chuyển đổi

(VOH)-Bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2023 dự báo gặp nhiều khó khăn. Trong nước tiếp tục siết chặt dòng tiền để hạn chế lạm phát. Làm thế nào để doanh nghiệp vươn lên từ khủng hoảng?

“Vươn từ khủng hoảng: Đổi mới sáng tạo” là chủ đề trong buổi thảo luận và chia sẻ của các doanh nghiệp do Pi Institute tổ chức tại TP.HCM, nhằm chia sẻ những kinh nghiệm quản trị và kinh doanh hiệu quả để doanh nghiệp “tăng tốc chuyển đổi”.

Vươn từ khủng hoảng: Đổi mới sáng tạo và tăng tốc chuyển đổi 1
Các diễn giả, doanh nghiệp chia sẻ những giải pháp và kinh nghiệm trong việc vượt qua khủng hoảng, đổi mới sáng tạo

Năm 2022, kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn với dự báo tăng trưởng chậm lại, gia tăng suy thoái, thị trường Mỹ và nhiều quốc gia khác lo ngại lạm phát. Thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Trung Quốc dù đã thực hiện nới lỏng quản lý Covid-19, nhưng vẫn còn chặt. Xung đột Nga-Ukraine và việc điều chỉnh chính sách của các nước lớn tiềm ẩn rủi ro đến ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực...

Trong nước để tránh lạm phát, nhà nước tiếp tục siết chặt dòng tiền, lãi suất và tỷ giá hối đoái tăng vọt khiến các doanh nghiệp quay cuồng trong khó khăn “chưa từng có” và đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 11 tháng năm 2022 có 132.339 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2021 và gấp 1,3 lần mức bình quân cùng kỳ giai đoạn 2017-2021.

Hiện cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt với khó khăn do các đối tác nước ngoài ngừng nhập hàng, đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, thiếu hụt nguồn tiền cho việc khôi phục sản xuất, duy trì hoạt động kinh doanh... Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân công, giảm quy mô sản xuất trong các tháng cuối năm 2022, tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể.

Tại hội thảo, Công thức 3T- “Đổi mới sáng tạo” mà Ông Mã Thanh Danh- Đồng sáng lập Pi Institute và là Phó Tổng Giám đốc tập đoàn KIDO, chủ tịch HĐQT Công ty Tư vấn quốc tế CIB, đồng thời là Mentor của 02 chương trình Blue Venture VN và Shark Tank VN chia sẻ đã được các doanh nghiệp quan tâm và đồng tình hưởng ứng. Công thức 3T sẽ là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khủng hoảng này để duy trì hoạt động, tiếp tục đổi mới và phát triển.

1T: Doanh nghiệp muốn sản phẩm tốt phải thăm dò từ khách hàng, người tiêu dùng để xem sản phẩm đó phù hợp với người tiêu dùng không, cái ưu và khuyến điểm của nó để từ đó cải tiến sản phẩm ưu việt.

2T: Sản phẩm đó tốt như thế nào đối với cho doanh nghiệp, qui trình nào giảm giá thành, phương pháp nào sản xuất nhanh, cách thức nào có thể tận dụng được nguyên liệu tại chỗ....

3T:  Sản phẩm làm ra có tốt cho môi trường không, vì những thương hiệu nào có sản phẩm tốt cho môi trường chắc chắn sẽ thắng.

Chia sẻ từ góc nhìn thực tế của Bà Lý Tracy Trang – Tổng giám đốc Cty TNHH sản xuất cân Nhơn Hòa, một doanh nghiệp sản xuất truyền thống của Việt Nam cho biết: “ Nhơn Hòa trước kia nỗi tuần xuất khẩu 2 container 40 feet, nhưng từ tháng này và cho đến sang năm 2023 không có đơn đặt hàng. Nhưng để duy trì hoạt động sản xuất, Nhơn Hòa sẵn sàng chấp nhận hàng tồn kho để công nhân có việc làm và duy trì mức thưởng lương tháng thứ 13 cho người lao động đón Tết. Doanh nghiệp luôn có chế đđãi ngộ với kỹ sư để giữ chân họ. Luôn đ cao ý tưởng sáng tạo của người lao động.

Hàng năm đu khuyến khích người lao động đ xuất ý tưởng, đội ngũ nghiên cứu sẽ đưa ra hội đồng để phát triển ý tưởng. Những ý tưởng hay sẽ được thưởng để động viên sự đam mê vào tạo cảm hứng cho người lao động cống hiến.

Quan tâm cuộc sống của người lao động, phải xem người lao động là tế bào của doanh nghiệp. Chính vì vậy, đến nay Nhơn Hòa có đến 70% người lao động có thâm niên hơn 10 năm trở lên, và hơn 10% người lao động làm việc trên 30 năm.”

Đề cập đến vấn đề đánh thức sự sáng tạo của người lao động, Ông Mã Thanh Danh cho biết thêm: Khi khó khăn doanh nghiệp phải sử dụng trí tuệ của tập thể, phải ghi nhận những sáng kiến của người lao động, phải có thưởng để thúc đẩy sự sáng tạo. Trong 100 sáng kiến chỉ có 5% thành công, và chỉ cần 1 sáng kiến thành công sẽ gỡ và bù lại những cái thua”

Tham dự hội thảo, GSTS. Ian Macketthnie- Đại diện tuyển sinh ĐH Charisma khẳng định: Để vươn lên từ khủng hoảng, doanh nghiệp cần phải duy trì thái độ tích cực, lạc quan để tìm cơ hội, đồng thời tìm tòi và đồi mới sáng tạo, phát huy sự khác biệt và làm tốt hơn sản phẩm của mình. Chúng ta không đi theo đối thủ cạnh tranh mà chúng ta phải tạo ra giá trị riêng của sản phẩm. Mặt khác, các doanh nghiệp muốn tồn tại không thể tách rời công nghệ, phải quyết liệt và tăng tốc trong chuyển đổi số, kể cả những công ty rất truyền thống, cái nữa là phài chấp nhận đầu tư”

Năm 2023, môi trường kinh doanh sẽ tiếp tục xấu và chịu tác động kép từ bên ngoài lẫn bên trong. Vì vậy, bản thân mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty phải tự tái cơ cấu về mọi mặt từ nhân sự đến tài chính, quản trị rủi ro, phát triển công nghệ, chuyển đổi số và bám sát diễn biến vĩ mô để thích ứng. Phải tận dụng khủng hoảng này như một chất xúc tác, thúc đẩy sự thay đổi trên hầu hết mọi khía cạnh của doanh nghiệp.

Tối ưu hóa vốn lưu động, cơ cấu vốn và danh mục đầu tư kinh doanh. Định hướng việc lấy khách hàng làm trọng tâm, đổi mới sản phẩm và tăng trưởng doanh thu, tìm kiếm các đối tác và liên minh mới.

Doanh nghiệp càng kiên cường sẽ càng tự tin hơn về tương lai, có xu hướng đầu tư để tăng trưởng, và trưởng thành hơn khi nghĩ về mục đích hoạt động và vai trò của họ đối với xã hội.

Năm 2023 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Đây cũng là năm Việt Nam khẳng định vị thế mới khi nước ta sẽ đạt ngưỡng 100 triệu dân và quy mô GDP cán mốc 10 triệu tỷ đồng. Doanh nghiệp Việt phải biết vươn lên từ khủng hoảng, đổi mới sáng tạo và tăng tốc chuyển đổi số để vươn xa và phát triển ngày một vững mạnh.