#5: Cầu Muối phải chăng là một hư danh? 07:47

#5: Cầu Muối phải chăng là một "hư danh"?

"Dân chợ cầu Muối" là một thành ngữ rất quen miệng quen tai của người miền Nam. Nhưng ở Từ Điển Sài Gòn này, chúng tôi đặt một giả thuyết: Cầu Muối phải chăng, chỉ là một hư danh?

Nội dung chính
VOH Podcast - Ngày hôm nay chúng tôi nói tới cây cầu dài nhất bắt qua kênh Tàu Hũ, đó là Cầu Mối. Chúng tôi xin đưa ra một giả thuyết cầu Muối và cầu Ông Lãnh là hai cái tên chỉ một cây cầu. Vậy tại sao lại có hai cái tên thứ nhất?Theo Sài Gòn Năm Xưa của cụ Vương Hồng Sển, chợ cầu Muối có từ triều Nguyễn. Hồi ấy người ta đào một con kênh rẽ vào từ rạch Bến Nghé, tức là đường Nguyễn Thái Học bây giờ và bắt một chiếc cầu dưới bờ kênh để vận chuyển muối. Kho muối là những dãy nhà lá nằm dọc hai bên bờ kênh, muối từ Phan Thiết và Bạc Liêu được vận chuyển về đây để xuất sang Campuchia. Đến khi Pháp đánh chiếm Sài Gòn thì những kho muối trở thành hoang phế. Người dân tứ xứ dày đặt về cư trú rồi dần dần họp chợ Gala, chợ cầu Mối.Thứ hai, về cái tên cầu Ông Lãnh lại có hai giả thuyết về cái tên này. Ông Lãnh , đây là ông Nguyễn Thành Ý, chữ lãnh trong lãnh sự. Ông là lãnh sự của triều Nguyễn, đóng tại Sài Gòn vào khoảng năm 1874. Công việc chủ yếu của ông lúc bấy giờ là làm thị thực cho người miền Trung vào Sài Gòn mua bán nên Nguyễn Thành Ý thường đi chiếc xe song mã qua lại khu vực chợ dưới bến Chương Dương, chỗ chiếc cầu neo đậu xuồng ghe của giới thương hộ, từ đó mới có tên gọi là cầu Ông Lãnh.Giả thuyết khác thì cho rằng cầu do ông Lãnh binh Thăng xây dựng. Ngay Lãnh Binh Thăng thì chúng ta thấy quen hơn phải không, thưa quý vị? Có một con đường mang tên này ở quận 11, lãnh binh là một chiếc quan, Thăng là tên của ông lãnh binh này. Tên đầy đủ của ông là Nguyễn Ngọc Thăng, một võ tướng của nhà Nguyễn. Giả thuyết này được cho là có căn cứ hơn bởi vì ngay đường Cô Giang có một ngôi đình tên là Đình Dương Hòa thờ vị lãnh binh này.
Hiện thêmẨn bớt