5 năm sau thảm họa sóng thần Nhật Bản: Nhiều người sợ điện hạt nhân

(VOH) - Trận động đất 9,0 độ richter diễn ra trong gần 6 phút vào ngày 11/3/2011, không chỉ làm rung chuyển cả đất nước Nhật Bản mà nó còn mạnh đến nỗi dịch chuyển đảo chính của Nhật Bản - Honshu - về phía đông hơn 2 mét. Tuy nhiên, trận động đất và sóng thần chỉ là khởi đầu của một thảm họa khác - chúng tôi đang muốn nói đến thảm họa hạt nhân.

Nhìn lại động đất và sóng thần xảy ra tại Nhật Bản năm 2011 (Nguồn: Youtube)

Thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất kể từ sự cố Chernobyl 1986

Trong vòng 50 phút đầu của trận động đất, làn sóng đầu tiên cao 10 mét đã tiến tới nhà máy hạt nhân. Máy phát điện khẩn cấp của nhà máy, trong tầng hầm sớm bị ngập, hệ thống làm mát tê liệt khiến các thanh nhiên liệu của lò phản ứng rơi vào “khủng hoảng” và bức xạ chết người bị rò rỉ vào khu vực xung quanh.

16 giờ thảm họa, các thanh nhiên liệu trong một lò phản ứng gần như hoàn toàn tan chảy. Và sau 88 ngày, Chính phủ Nhật thừa nhận rằng một cuộc khủng hoảng đã xảy ra - thảm họa hạt nhân Fukushima tồi tệ nhất kể từ sự cố Chernobyl năm 1986.

Do nước gây ra cuộc khủng hoảng, nên nó cũng là cách duy nhất để ngăn chặn. Kể từ khi xảy ra thảm họa, TEPCO đã bơm hàng trăm tấn nước vào Fukushima để làm mát các lò phản ứng và ngăn chặn các dòng chảy của chất phóng xạ.

780m tường biển được thiết kế và xây dựng gần nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi để ngăn chặn nước bị ô nhiễm thấm vào đại dương.

Chính phủ cũng đã chi hơn 1,5 tỷ đô la để thu dọn đất nhiễm phóng xạ và đất từ ​​các vùng lân cận - giờ đây đất được gói gém trong hàng ngàn túi công nghiệp màu đen.

Vật liệu được chất tại cảng Udedo (Fukushima) để xây dựng đê chắn sóng cao 7 mét, dài 3 km dọc theo bờ biển.

TEPCO ước tính hoạt động dọn dẹp có thể mất đến 40 năm.

Jan Vande Putte – Tổ chức Hòa bình Xanh của Nhật cho biết: "Vẫn còn một lượng lớn chất phóng xạ không được kiểm soát ở dạng lỏng, rò rỉ vào lòng đất và từ từ di chuyển vào các đại dương. Điều đó rất nguy hiểm cho tương lai ".

Người dân từ chối điện hạt nhân

Trước khi xảy ra thảm họa, các lò phản ứng hạt nhân cung cấp hơn 30% năng lượng cho Nhật Bản, theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới.

Tuy nhiên, từ ngày 05/5/2012, khi lò phản ứng cuối cùng của đất nước tại Hokkaido bị đóng cửa để kiểm tra thì đây cũng là thời điểm Nhật Bản không có điện hạt nhân lần đầu tiên trong hơn 45 năm.

Từ bỏ điện hạt nhân là điều không dễ dàng bởi lựa chọn điều này có nghĩa là Nhật Bản phải nhập khẩu khoảng 80% nhiên liệu, theo WNA.

Giá điện gia dụng đã tăng 19% từ năm 2011 đến năm 2015 và lượng khí thải carbon dioxide tăng vọt.

Các lệnh cấm điện hạt nhân kéo dài đến tháng 8/2015, khi một lò phản ứng được khởi động lại tại Sendai, gây ra các cuộc biểu tình bên ngoài nhà máy và nơi ở của Thủ tướng Shinzo Abe ở Tokyo.

Trước khi xảy ra thảm họa, khoảng 70% số người ủng hộ năng lượng hạt nhân, theo một cuộc thăm dò chính thức. Con số này giảm xuống dưới 36% sau khủng hoảng Fukushima và phong trào chống năng lượng hạt nhân ngày càng tăng lên theo một cuộc thăm dò của phương tiện truyền thông Nhật Bản.

Vande Putte cho biết, tại Nhật Bản, không có nơi nào an toàn cho các lò phản ứng hạt nhân. Những gì xảy ra tại Fukushima Daiichi có thể xảy ra tại lò phản ứng khác.

Một báo cáo năm 2012 của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy sau thảm họa Fukushima, tại hai địa điểm có bức xạ cao nhất, người dân có nguy cơ lớn mắc ung thư, chẳng hạn như bệnh bạch cầu.

Đối với những người sống gần các khu vực loại trừ, mối quan tâm sức khỏe in sâu trong tâm trí của họ. Tại quầy bán đồ ăn nằm trong khuôn viên của một trường mẫu giáo ở tỉnh Fukushima, giáo viên thường xuyên kiểm tra mức độ bức xạ trong thực phẩm trẻ em bởi các biện pháp phòng ngừa là "hoàn toàn cần thiết" do các mối đe dọa tiềm ẩn từ bức xạ vô hình.

Sự cố tại Fukushima khiến hơn hơn 300.000 người dân sống gần đó phải sơ tán. Tuy nhiên, 5 năm sau thảm họa, hàng chục ngàn người dân không muốn di tản vẫn sống trong căn nhà tạm thời và hầu hết họ là những người người già.