Indonesia yêu cầu các nhóm cứu trợ quốc tế rút khỏi vùng bị động đất

(VOH) - Chính quyền Indonesia hôm nay đã phát đi yêu cầu các tình nguyện viên và các nhóm cứu trợ quốc tế đưa nhân viên rút khỏi vùng bị động đất và sóng thần trước đó ở đảo Sulawesi.

Indonesia vốn có truyền thống miễn cưỡng nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài khi đối phó với thiên tai, điều này cũng được thể hiện qua việc Chính phủ từ chối viện trợ nước ngoài khi có động đất xảy ra trên đảo Lombok hồi tháng 8 năm nay. 

Tuy nhiên, quốc gia này cũng đã chấp nhận sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế để khắc phục hậu quả trận động đất 7,5 độ Richter và sóng thần liên tiếp tại bờ biển phía Tây đảo Sulawesi vào ngày 28/9 vừa qua, làm thiệt mạng ít nhất 1.948 người.

Mặc dù vậy, nhiều nhóm tình nguyện quốc tế cho biết họ gặp khó khăn trong việc xin giấy phép nhập cảnh cho người và các trang thiết bị cần thiết vào Indonesia, cũng như các nguyên tắc luật lệ tại đất nước này cũng gây nhiều nhầm lẫn.

Các thành viên tổ chức phi chính phủ tìm kiếm và cứu hộ cứu nạn Đức (ISAR-Germany) đang tiếp tế nước sạch cho người dân thành phố Palu, Indonesia ngày 9/10 (Ảnh: Reuters)

Từ lâu đã có những hạn chế giữa hoạt động viện trợ nước ngoài và cơ quan thiên tai quốc gia Indonesia, nhằm thiết lập quy tắc cho các tổ chức phi chính phủ quốc tế (non-governmental organizations - NGOs), theo một thông báo của cơ quan này được đăng trên Twitter.

Theo đó, các đội nhóm nước ngoài không được phép “đi trực tiếp đến hiện trường” mà phải tiến hành tất cả các hoạt động “ trong sự hợp tác với từng địa phương cụ thể”.

"Công dân nước ngoài đang làm việc với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài không được phép thực hiện bất kỳ hoạt động nào trên những khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai hay thảm họa. Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã và đang triển khai nhân sự của mình nên tập trung nhân sự lại ngay lập tức", trích dẫn từ thông báo bằng tiếng Anh của cơ quan thiên tai quốc gia Indonesia.

Indonesia yêu cầu các nhóm cứu trợ quốc tế rút khỏi vùng bị động đất

Thành viên tổ chức phi chính phủ tìm kiếm và cứu hộ cứu nạn Đức (ISAR-Germany) đang cho một em bé uống nước tại điểm tiếp tế thành phố Palu, Indonesia ngày 9/10 (Ảnh: Reuters)

Hiện tại, có khoảng 70.000 người đã được di tản, số người chết tính đến hôm nay thống kê được ở đảo Sulawesi sau thảm họa là 1.948 người, hầu hết đều ở thành phố Palu. Không ai biết có bao nhiêu người đang mất tích, đặc biệt là ở khu vực phía nam Palu, nhưng dự đoán con số này có thể lên tới 5.000 người, theo cơ quan thiên tai quốc gia Indonesia.  

 

Indonesia tells independent foreign aid workers to leave quake zone

Indonesia on Tuesday ordered independent foreign aid workers to leave the quake zone and said foreign groups with staff in the disaster area on Sulawesi island should pull them out.

Indonesia has traditionally been reluctant to be seen as relying on outside help to cope with disasters, and the government shunned foreign aid this year when earthquakes struck the island of Lombok.

But it has accepted help from abroad to cope with the aftermath of a 7.5 quake and tsunami that hit the west coast of Sulawesi on Sept. 28, killing at least 1,948 people.

Despite that, some foreign groups say they have faced difficulties getting entry permits to bring in staff and equipment, and there has been confusion about the rules.

There have long been restrictions on the activity of foreign aid workers, and the national disaster agency, in a notice posted on Twitter, set the rules out for foreign non-governmental organizations (NGOs).

Foreign groups are not allowed to “go directly to the field” but must conduct all activities “in partnership with local partners”, it said.

“Foreign citizens who are working with foreign NGOs are not allowed to conduct any activity on the sites affected,” it said.

“Foreign NGOs who have deployed its foreign personnel are advised to retrieve their personnel immediately,” the agency said in its English-language notice.

The official death toll in Sulawesi stood at 1,948 on Tuesday, with most of the fatalities in Palu, a small city that bore the brunt of the disaster.

No one knows how many people are missing, especially in areas of southern Palu devastated by soil liquefaction, but it could be as high as 5,000, the national disaster agency said.

About 70,000 people have been displaced.

Bình luận