Trong một thông báo gửi đến tất cả trường học, Bộ Giáo dục Mông Cổ cho hay thời gian qua đã ghi nhận nhiều trường hợp phụ huynh than phiền vì con em họ mải mê kiếm tiền và đòi hỏi những bộ quần áo hóa trang cho dịp Halloween.
Bộ cũng nhấn mạnh Halloween không phải là ngày lễ được công nhận chính thức, do đó yêu cầu tất cả trường học dừng toàn bộ việc tổ chức vui chơi và ăn mừng lễ hội Halloween trong năm nay.
Halloween là lễ hội ngày càng phổ biến ở Mông Cổ, đặc biệt là ở thủ đô Ulaanbaatar.
“Trường chúng tôi có nhiều lớp chuyên Anh ngữ, đó là lý do vì sao lâu nay chúng tôi tổ chức lễ hội Halloween dưới nhiều hình thức khác nhau cho các em”, cô G.Edernechimeg, một nhân viên phụ trách mảng xã hội của trường 23 - một trường chuyên ngoại ngữ ở thủ đô Ulaanbaatar, cho biết.
“Tóm lại, tất cả đều phụ thuộc vào thái độ của các em học sinh. Một vài em có biểu hiện sa đà và lạm dụng tinh thần của lễ hội, từ đó dẫn đến nhiều ảnh hưởng xã hội tiêu cực. Nếu là như vậy thì quyết định không tổ chức lễ hội là điều đúng đắn”, cô cho biết thêm.
Một góc thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ về đêm (Ảnh: Pinterest)
Kể từ sau khi Liên bang Soviet tan rã vào năm 1990, Mông Cổ đã từng bước hiện đại hóa nền kinh tế và thực hiện loạt chính sách mở cửa với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài hai láng giềng “khổng lồ” là Nga và Trung Quốc thì Mông Cổ - quốc gia nằm sâu trong lục địa và không giáp biển, còn có những mối quan hệ ngoại giao khác với Mỹ và Nhật Bản.
Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh đồng thời kéo theo sự du nhập ồ ạt của làn sóng văn hóa phương Tây đã làm dấy lên nhiều quan ngại về ảnh hưởng đối với nền văn hóa truyền thống du mục đặc trưng của Mông Cổ, cũng như nỗi lo về các đặc thù tín ngưỡng Phật giáo ở quốc gia này sẽ bị bỏ lại sau lưng.
Dù sao đi nữa, người dân Mông Cổ cũng hy vọng lễ hội Halloween sẽ tiếp tục được tổ chức, ít ra là ở thủ đô Ulaanbaatar - nơi sinh sống của gần một nửa dân số Mông Cổ với khoảng 1,5 triệu dân.
Ông D.Purev, chủ một cửa hàng đồ lưu niệm, cho biết các mặt hàng phục vụ Halloween vẫn bán chạy và “lệnh cấm không ảnh hưởng gì đến doanh số của chúng tôi.”
Mongolia scares schools off Halloween
Mongolia has banned the celebration of Halloween in schools this year, reflecting growing fears that the landlocked country’s rapid economic transformation is eroding its native Buddhist traditions.
In a directive sent to all schools last week, the education ministry said parents had complained in the past about their children trying to collect money and asking for Halloween costumes.
Stressing that Halloween was not an officially recognized holiday, it ordered all schools to put a stop to organized celebrations this year.
Halloween has become increasingly popular in the capital Ulaanbaatar.
“Our school has specialized classes in the English language, and that’s why we celebrated Halloween in many different ways,” said G. Erdenechimeg, a social worker at the 23rd School in Ulaanbaatar, which focuses on foreign languages.
“Generally, it’s all about the children’s attitude,” she added. “Some may get into their roles too deeply or misuse (Halloween) and have a negative social effect. For this reason, it has been decided not to celebrate.”
Mongolia has undergone a rapid transformation since its Moscow-backed Communist regime collapsed in 1990, with a succession of governments trying to modernize the economy and open up to foreign investment.
In a bid to offset the impact of giant neighbors Russia and China, Mongolia has also courted “third neighbors” like the United States and Japan, leading to growing cultural ties.
But the rapid pace of change has stoked concerns that its nomadic and Buddhist culture is being left behind.
Halloween celebrations are still expected to continue in Ulaanbaatar, home to nearly half of Mongolia’s population of 3 million.
“I haven’t seen the decision have any impact or affect our sales so far,” said D. Purev, owner of the Party Shop, which stocks Halloween-related goods in Ulaanbaatar.