Theo đó, “thẻ vàng” được EU đưa ra từ tháng 4/2015 đối với Thái Lan đã được gỡ bỏ.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 09/01, Ủy viên Ngư nghiệp của EU Karmothy Vella nói: "Chống đánh bắt cá bất hợp pháp là ưu tiên hàng đầu của EU. Tôi rất mừng vì hôm nay chúng tôi có một đối tác mới cam kết trong cuộc chiến này".
Năm 2015, EU đã áp đặt cảnh báo "thẻ vàng" đối với Thái Lan, đe dọa sẽ cấm tất cả các sản phẩm xuất khẩu thủy sản nếu nước này không giải quyết được tình trạng đánh bắt cá không kiểm soát và lạm dụng lao động.
Động thái trên đã thúc đẩy chính quyền quân sự Thái Lan tiến hành cuộc "đại tu" ngành công nghiệp sản xuất thủy hải sản, đồng thời tăng cường xử lý nghiêm các trường hợp đánh bắt cá bất hợp pháp.
Phó phát ngôn viên của chính phủ quân sự, Trung tướng Werachon Sukhondhapatipak, trao đổi với Reuters: "Quá trình cải cách đã chịu ít nhiều "hy sinh" tuy nhiên cũng ghi nhận những điều chỉnh và chuyển biến tích cực đối với ngành công nghiệp thủy hản sản Thái Lan."
Các cấp trong ngành công nghiệp đánh bắt cá của Thái Lan nâng cao nhận thức, có trách nhiệm với môi trường thông qua các hoạt động đánh bắt mang tính bền vững hơn theo tiêu chuẩn quốc tế.
Các biện pháp mà Thái Lan áp dụng đa dạng bao gồm ban hành quy định mới cho hệ thống giám sát tàu, và hệ thống dựa trên vệ tinh nhằm theo dõi các chuyển động của tàu đánh cá, điều hành bởi Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Bên cạnh đó, Thái Lan cũng tăng cường siết chặt quy định lao động để chống lại nạn buôn người và đối xử tệ với người lao động nhập cư, cải thiện tình hình của hơn 300.000 công dân của các nước láng giềng làm việc trong ngành đánh cá Thái Lan.
Lao động nhập cư hoạt động tại cảng Thái Lan (Ảnh minh hoạ: KT)
EU đã gỡ bỏ "thẻ vàng" đối với ngành đánh bắt thủy hải sản Thái Lan (Ảnh: Environmental Justice Foundation)
Thái Lan là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới với mức đánh bắt mà các tổ chức môi trường cho rằng có được từ việc đánh bắt bất hợp pháp, lợi dụng công nhân có mức lương thấp là lao động “chui” từ các nước láng giềng.
Chính quyền quân sự của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã phải nỗ lực để hồi sinh nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn cũng như cố gắng để tránh bất kỳ lệnh trừng phạt nào có thể gây thiệt hại đối với lĩnh vực kinh tế quan trọng này.
EU, một thị trường với 500 triệu người tiêu dùng, là nhà nhập khẩu các sản phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Ủy ban châu Âu (EC) ước tính giá trị đánh bắt cá bất hợp pháp trên toàn thế giới mỗi năm có thể lên tới 10 - 20 tỷ Euro (11 tỷ đến 22 tỷ USD).
Thailand welcomes EU decision to lift warning on illegal fishing
(Reuters) - Thailand on Wednesday welcomed a decision by the European Commission to drop the Southeast Asian nation from a list of countries it had warned over illegal and unregulated fishing.
In 2015, the world’s third largest exporter of seafood received a so-called “yellow card”, or warning from the European Union over unsustainable fishing practices, carrying the threat of a European ban on the exports.
That move prompted a major crackdown by Thailand’s military government on illegal fishing and an overhaul of the industry.
“There have been sacrifices and adjustment to the way fishing was conducted,” the deputy spokesman of the military government, Lieutenant General Werachon Sukhondhapatipak, told Reuters.
“Since the yellow card was issued, the Commission and Thailand have engaged in a constructive process of cooperation and dialogue,” the European Commission, the executive arm of the EU, said in a statement on Tuesday announcing its decision.
“This has resulted in a major upgrade of the Thai fisheries governance, in accordance with the international commitments of the country.”
The European Commission now sees Thailand as “a new committed partner” in the fight against fishing practices that deplete global fish stocks and harm people who make their living from the sea, it added.