Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chất lượng và an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồngArticle thumbnail

Chất lượng và an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

Chủ Nhật, 11/06/2023, 20:00 (GMT+7)
07:00
@ Sáng 11-6, tại Khu chế xuất Tân Thuận (phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.Hồ Chí Minh) diễn ra sự kiện đi bộ đồng hành ủng hộ chương trình “Vì người bạn Đoàn viên công đoàn và Quỹ Hỗ trợ Công nhân Thành phố" do Ủy ban nhân dân TP.HCM phối hợp cùng Ban quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp TP.HCM tổ chức. Chương trình được tổ chức với thông điệp và mong muốn kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân cùng nhau đóng góp, chia sẻ, giúp đỡ những đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh thật sự khó khăn trong cuộc sống. Trong khuôn khổ sự kiện, Công ty CP Thực phẩm Bình Tây (Bình Tây Food) đã chế biến và phục vụ hơn 2000 tô phở bò là các suất ăn sáng cho các cán bộ đoàn viên, công nhân tham gia giải chạy. Để đảm bảo chất lượng cho các phần ăn sáng, khoảng 176 kg Phở tươi 100% từ gạo được chế biến trực tiếp tại Nhà máy của Công ty CP Thực Phẩm Bình Tây từ sáng sớm để vận chuyển tới Khu chế biến. Việc sản xuất sợi phở sẽ được giám sát nghiêm ngặt trong dây chuyền sản xuất Phở khép kín, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018, BRC, FSMA. Bên cạnh đó, tại sự kiện cũng trưng bày mô hình gói phở Ta với kích thước cao 3,00m; ngang 1,55m và rộng 0,8m làm bằng vải bạt Hiflex; bên trong chứa 3.445 gói phở nhỏ.  Với 2 kỷ lục này, Bình Tây Food chính thức được tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận vì đã thiết lập một “Kỷ lục kép” gồm Kỷ lục Quốc gia và Kỷ lục Thế giới với sự kiện quảng bá phở ăn liền thương hiệu “Ta” và chế biến, phục vụ tại chỗ món phở bò cho nhiều người cùng thưởng thức nhất. Bà Lê Thị Giàu - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Bình Tây chia sẻ tại sự kiện “ Toàn thể nhân viên công ty đã dành 3 ngày làm việc để cung cấp những sản phẩm phở tươi ăn ngay. Phở của chúng tôi sẽ đến với từng gia đình công nhân ở các khu chế xuất - khu công nghiệp của TPHCM để hiểu rằng Phở là món ăn ngon của Việt Nam. Việt Nam cũng đã quảng bá sản phẩm này trên khắp thế giới. Tại KCX hôm nay, người công nhân cũng đã thưởng thức món Phở ngon nhất của Việt Nam. Sắp tới đây, món ăn này sẽ lan tỏa khắp các KCX- KCN ở TP”
09:40
Từ ngày 9-11/6, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cùng Hội Khoa học Công nghệ Lương thực thực phẩm Việt Nam đồng tổ chức hội nghị Khoa học Công nghệ Thực phẩm toàn quốc 2023, có chủ đề “Chất lượng và an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng”. Hội nghị gồm 3 phiên ban chuyên môn bao quát các lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng của Công nghệ thực phẩm. Hội nghị có sự tham gia của hơn 200 đại biểu, nhà khoa học từ các trường đại học, viện nghiên cứu, các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm và các ngành liên quan trên mọi miền đất nước. “ Trong hội nghị lần này, chúng tôi có nhận được hơn 130 báo cáo khoa học của hơn 20 trường đại học và hơn 10 viện nghiên cứu ở trong cả nước. Với cả những báo cáo của các nhà doanh nghiệp với mong muốn là tiếp nhận được những nghiên cứu, những ý tưởng mới nhất, những nghiên cứu thành công nhất để đưa vào cuộc sống, phục vụ cho nhân dân và tiến tới có cả xuất khẩu nữa” - PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Trâm, Phó Chủ tịch Hội KHCN lương thực thực phẩm Việt Nam , Phó Ban tổ chức cho biết vai trò quan trọng của hội thảo năm nay. PGS TS Chu Kỳ Sơn - Đại học Bách Khoa Hà Nội thông tin, năm 2022 năng lực sản xuất NN của VN đạt kỷ lục 53 tỷ USD. Tiềm năng phát triển và tập trung phát triển sâu cho ngành NN VN rất quan trọng. Nhưng cần khắc phục các tồn tại về quản trị sản xuất nông nghiệp, chi phí logistics còn cao, an toàn sản phẩm, trách nhiệm với môi trường, vấn đề đổi mới sáng tạo và đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh ứng dụng IoT trong làm nông nghiệp và block chain trong truy xuất nguồn gốc, thì xu hướng mới hiện nay các công ty nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng bằng trí tuê nhân tạo - AI. “Trong đó, người ta sẽ sử dụng những công cụ, những công nghệ số như là AI để có thể thu thập tin tức, tạo nên kho dữ liệu trên nền tảng số để tìm ra được những xu thế, để từ đó có nghiên cứu, đánh giá thị hiếu người tiêu dùng theo cái phương pháp khác hẳn so với phương pháp truyền thống” - PGS TS Chu Kỳ Sơn cho biết. GS.TS. Trần Đại Lâm (Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam) cho biết, Viện của ông đang ứng dụng vật liệu nano sau thu hoạch cho nông sản. Theo GS, mức độ tổn thất sau thu hoạch bảo quản nông sản Việt Nam chiếm 30-32%. Tỷ lệ thất thoát chủ yếu xảy ra ở khâu sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Mức thất thoát này khiến cho thực phẩm không đến tay người tiêu dùng được, mà còn gây ô nhiễm môi trường. Từ thực tiễn đó, Viện ứng dụng công nghệ nano kết hợp với chiết xuất từ thực vật có tác dụng chữa bệnh cho cây trồng như cây ớt, cây vải, cây cà chua hay kết hợp với màng chitosan bảo quản quả xoài, quả bơ, chuối, cam…GS TS Trần Đại Lâm cho biết thêm“ Với bảo vệ thực vật thì chúng tôi có sử dụng nano, trong đó có thành phần từ cái bã Curcumin được sử dụng trên quả vải ở hai huyện Tân Yên và Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang.Kết quả rất là tốt và cũng đã chuyển giao cho một số những doanh nghiệp sản xuất vải, đặc biệt là trong vụ năm 2021 - sản lượng vải xuất khẩu rất tốt. ” Hội nghị khoa học còn có sự tham gia từ các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực công nghệ thực phẩm. Thạc sỹ Tạ Quang Hòa - Tổng gíam đốc công ty cổ phần công nghệ thực phẩm Ba Đình - BFC) chia sẻ về những giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong công nghiệp thực phẩm. Ông Hòa choa biết, hiện nay các tỉnh phía Bắc có trên 100.000 DN có nhu cầu nhận chuyển giao công nghệ (CGCN) để cải tiến và phát triển sản phẩm. Thế nhưng CGCN trong nước về chất lượng và số lượng đều đang rất ít, khả năng ứng dụng trong thực tế còn hạn chế. CGCN thành công chủ yếu đến tứ các cá nhân thợ lành nghề của các nước như Trung Quốc, Đài Loan. Công nghệ được chuyển giao thành công từ các doanh nghiệp nước ngoài hoặc được hỗ trợ miễn phí từ các nhà cung cấp. Từ thực tiễn đó, ông Tạ Quang Hòa đề xuất để CGCN thành công từ nhà nghiên cứu đến doanh nghiệp, thì cần nắm rõ nhu cầu, phạm vi chuyển giao và tiêu chí nghiệm thu “ Mong muốn của khách hàng hầu hết khi làm CGCN là cải tiến và phát triển sản phẩm mới thành công. Đó là một chuỗi công việc: marketing, năng lực tài chính, năng lực công nghệ và tổ chức sản xuất, tổ chức kinh doanh”. Theo PGS -TS Đàm Sao Mai - phó hiệu trưởng trường đại học Công Nghiệp TPHCM, Phó Ban tổ chức cho biết, hội nghị Khoa học Công nghệ Thực phẩm toàn quốc 2023 năm nay có nhiều đề tài hay, bám sát thực tế và khả năng ứng dụng cao. Về phía trường, cũng đã có những đề tài liên quan đến công nghệ bảo quản sau thu hoạch, đề tài về chế độ dinh dưỡng thực phẩm. “Song song đó, chúng tôi cũng có những đề tài chuyên sâu về lĩnh vực chế biến, về những dòng sản phẩm của thực phẩm chức năng và những cái đó thì cũng có thể chuyển giao cho doanh nghiệp được trong thời điểm hiện tại” - PGS -TS Đàm Sao Mai cho biết thêm.
16:27
@Phiên chợ nông sản đặc sản vùng miền; tuần lễ quảng bá mặt hàng truyền thống và nông sản quận Tân Phú”. Phiên chợ diễn ra đến ngày 11/6/2023 tại Aeon mall Celadon Tân Phú. Tại sự kiện này, có rất nhiều nông sản đặc sản đến từ các vùng miền. Có thể kể đến như macca, cà phê, tiêu ở tỉnh Daknong, nước ép lên men của tỉnh Bình Thuận, trà quế đến từ Quảng Ngãi, còn ở các tỉnh miền Tây thì có những đặc sản từ hải sản như tôm khô, cá khô. Đặc biệt, đến từ tỉnh Hậu Giang, Cty TNHH Thực phẩm sạch Tân Phát mang đến phiên chợ những sản phẩm làm từ cá thác lác, trong đó món chả cá thác lác được công ty mời người tiêu dùng dùng thử và nhận về đánh giá tích cực. Phóng viên Bích Ngọc cũng đã có phỏng vấn nhanh ông Nguyễn Thanh Phong - phó giám đốc công ty Tân Phát về mặt hàng này sau đây:

11 thg 6, 2023 | SHOPPING CUỐI TUẦN - Từ ngày 9-11/6, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cùng Hội Khoa học Công nghệ Lương thực thực phẩm Việt Nam đồng tổ chức hội nghị Khoa học Công nghệ Thực phẩm toàn quốc 2023.

CÁC SỐ KHÁC

Radio TOP 100

Xem thêm Radio TOP 100