Phát triển kinh tế sinh thái dưới tán rừngArticle thumbnail

Phát triển kinh tế sinh thái dưới tán rừng

Thứ Sáu, 01/09/2023, 20:00 (GMT+7)
01:29
VOH - Việc phát triển kinh tế sinh thái dưới tán rừng chưa phát triển nên rất cần sự hiến kế của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia cho tỉnh Đồng Nai sử dụng được tiềm năng của hệ sinh thái rừng, phát triển kinh tế bền vững , đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế vùng Đông Nam Bộ. Đó là kì vọng của ông Huỳnh Minh Hậu - Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai tại sự kiện Diễn đàn Megacity connect vùng Đông Nam Bộ, chủ đề Phát triển kinh tế sinh thái dưới tán rừng, tổ chức ngày 27-8. Theo ông Hậu, vùng Đông Nam Bộ có diện tích rừng khoảng 532 ha, bao gồm khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, hệ thống Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên ( Đồng Nai), Côn Đảo ( Bà Rịa - Vũng Tàu), Bù Gia Mập ( Bình Phước), Lò Gò - Xa Mát ( Tây Ninh). Với sự đa dạng về tài nguyên rừng, địa hình, khí hậu, văn hóa, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế sinh thái dưới tán rừng như: cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các giá trị dịch vụ môi trường rừng như cung ứng, điều hòa nguồn nước; đa dạng sinh học, hấp thụ các bon và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, những tiềm năng này hiện vẫn chưa được khai thác, sử dụng theo hướng đa mục đích, để nâng cao chuỗi giá trị cho tương xứng với tiềm năng và lợi thế mang lại. Ông Huỳnh Minh Hậu nói về ý nghĩa của diễn đàn: ( Diễn đàn cấp cao, chủ đề: “Kinh tế sinh thái dưới tán rừng” được tổ chức với mục tiêu kết nối những nguồn lực, chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp nhằm đưa ra các giải pháp, ý tưởng mới, đóng góp cho sự phát triển kinh tế sinh thái dưới tán rừng, giúp giảm thiểu việc lãng phí nguồn lực trong việc nghiên cứu, thử nghiệm và thương mại hoá. Với mục tiêu kết nối chặt chẽ, Diễn đàn MegaCity Connect vùng Đông Nam Bộ sẽ giúp phát huy thế mạnh của mỗi địa phương với các tiềm năng sẵn có của tài nguyên, con người trong phát triển kinh tế sinh thái dưới tán rừng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của toàn vùng Đông Nam Bộ) Theo ông Lê Văn Gọi - Phó giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Đồng Nai, hiện nay tỉnh này đang phối hợp cùng một số tổ chức, người dân làm kinh tế sinh thái dưới tán rừng như: mô hình trồng xen theo tỷ lệ nhất định giữa cây rừng và cây nông nghiệp, cây công nghiệp, trồng cây dược liệu, cây ngắn ngày dưới tán rừng trồng, nuôi trồng thủy sản trên các diện tích khoán mặt nước của rừng ngập mặn … góp phần tạo thêm thu nhập, cải thiện, nâng cao đời sống kinh tế cho người dân. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện, nghiên cứu thành công mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng; tham mưu UBND tỉnh Quyết định số 1244/2023 phê duyệt Phương án quản lý, sử dụng, phát triển bền vững diện tích đất giao khoán trên địa bàn tỉnh với nhiều giải pháp để quản lý tốt các diện tích giao khoán và phát triển các mô hình lâm nông kết hợp trên các diện tích khoán. Sở cũng tham mưu UBND tỉnh phát triển du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng, phòng hộ. Triển khai Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại các đơn vị chủ rừng trong tỉnh. Hiện nay, Sở đang đôn đốc 04 đơn vị chủ rừng xây dựng Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017. Ông Gọi cho biết thêm: ( Thông qua các hoạt động du lịch sinh thái, các mô hình phát triển kinh tế sinh thái dưới tán rừng nhằm mục tiêu quảng bá, giới thiệu đến người dân và du khách các giá trị của rừng đối với cuộc sống. Ngoài ra, cần thu hút người dân, doanh nghiệp tham gia vào chuỗi kinh tế “dưới tán rừng” gắn với bảo vệ và phát triển rừng, có như vậy “lá phổi xanh” cực kỳ quan trọng này mới có thể tồn tại song song một cách hài hòa với sự phát triển của địa phương, đất nước trong thời kỳ mới). Tại diễn đàn, nhiều chuyên gia rất tâm đắc với chủ để Phát triển hệ sinh thái dưới tán rừng. Bà Tô Huệ - Phó giám đốc chiến lược Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa và Du lịch Việt Nam (Viện 3AI TPHCM) cho biết, mong muốn xây dựng một hệ sinh thái du lịch xanh và bền vững trên cơ sở thấu hiểu và trân trọng hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa tầng tại Vườn quốc gia Cát Tiên. Hiện nay, trung tâm đang phối hợp thực hiện Chủ đề Forest Foster - Rừng nuôi dưỡng người - Người tri ân rừng với Vườn quốc gia Cát Tiên. Bà Tô Huệ chia sẻ: “ Chúng tôi sẽ cùng nhau khai thác tài nguyên cây dầu rái ở khu vực Đông Nam Bộ. Đây là giống cây theo nghiên cứu có nhiều giá trị cao về kinh tế như lấy gỗ, chất keo kết dính. Ngoài ra, cây dầu rái còn tạo ra trường sinh khí tốt cho con người, hấp thụ CO2, làm giàu NPK cho đất tạo môi trường sinh trưởng tốt cho các cây xung quanh. Chúng tôi muốn xây dựng các sản phẩm và dịch vụ trong chuỗi giá trị về du lịch sinh thái rừng. Các sản phẩm và dịch vụ luôn đảm bảo các tiêu chí: có khả năng ảnh hưởng, khả năng tích hợp,khả năng tạo tác động. Đây là bộ ba chân kiềng xây dựng và gìn giữ được giá trị, văn hóa lõi của du lịch sinh thái xanh dưới tán rừng” Theo ông Nguyễn Đình Xuân - giám đốc Sở NN và phát triển Nông thôn tỉnh Tây Ninh, kinh tế dưới tán rừng hiện nay chưa có mô hình nào thành công hoàn toàn. Rừng vàng biển bạc nhưng có thực tế là tỉnh nào nhiều rừng thì dân càng nghèo. Bởi hiện nay, nhiều giá trị từ rừng bị chúng ta khai thác nhưng chưa được trả lại tương xứng. Để tạo ra cơ chế phát triển kinh tế rừng thì cần có sự thay đổi các quy định pháp luật phù hợp với thực tiễn. Ông nêu ví dụ cây sâm Ngọc Linh được Bộ NN và PTNT thì ủng hộ người dân trồng cây sâm dưới tán rừng quốc gia nhưng Tổng cục Lâm nghiêp nêu ra quy định của luật bảo tồn rừng quốc gia, không được khai khác trồng trọt. Ông Nguyễn Đình Xuân nói tiếp: “ Vậy thì pháp luật và thực tế đang không giống nhau. Muốn làm được kinh tế dưới tán rừng thì cần có thực tiễn chứng minh tính hợp lý để từ đó thay đổi pháp luật” Đồng tính ý kiến này, ông Lê Nhật Quang - giám đốc trung tâm hỗ trợ Khởi nghiệp, trường cao đẳng Kiên Giang cho biết, rào cản pháp lý hình thành nên tâm lý sợ mất rừng từ những người tham gia làm công tác quản lý, là 1 trong những nguyên nhân khiến cho các chương trình phát triển kinh tế sinh thái dưới tán rừng đều khó làm thành công. Ông Quang cho biết thêm những nguyên nhân khác như nguồn nhân lực thiếu hoặc phân tán, người làm công tác hướng dẫn người dân thiếu kiến thức chuyên môn nên khi hướng dẫn không đến nơi đến chốn. Thêm nữa, người dân còn làm nông nghiệp chạy theo phong trào; chưa có sự đồng thuận giữa người dân và DN khi hợp tác làm ăn nên không tạo ra tính ổn định đầu ra cho sản phẩm, không tạo được nguồn lực chung để đẩy những sản phẩm phát triển ở tầm cao hơn như là xuất khẩu. Ông Quang nói thêm: “ Vấn đề cuối cùng tôi rất trăn trở là chúng ta có quan điểm sản xuất ra rồi đi bán sản phẩm thô. Chúng ta cần chú trọng phát triển chuỗi giá trị cho sản phẩm như đem đi chế biến thành sản phẩm cấp cao hơn thì sản phẩm nhỏ gọn và bán ra số tiền vẫn như vậy. DN sẽ được lợi nhuận nhiều hơn và người dân cũng cảm thấy có lợi mà đồng lòng” Trong khuôn khổ Techfest DongNai 2023, Diễn đàn Megacity connect vùng Đông Nam Bộ, chủ đề Phát triển kinh tế sinh thái dưới tán rừng được tổ chức tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tại diễn đàn các chuyên gia, diễn giả đã trình bày các chuyên đề: Cơ hội & tiềm năng phát triển kinh tế sinh thái dưới tán rừng; Ứng dụng Design Thinking trong Thiết kế xây dựng hệ sinh thái kinh doanh du lịch chăm sóc sức khoẻ, du lịch canh nông và Nông nghiệp và 2 mô hình nông nghiệp đổi mới sáng tạo là Mô hình Ca cao tuần hoàn trên hệ sinh thái phục hồi từ đồi đất đá bạc màu ở Huyện Tân Phú - Đồng Nai và Mô hình Nông nghiệp sinh thái ứng dụng công nghệ cao ở Tỉnh Bình Phước.
10:25
@ Tại sự kiện Diễn đàn Megacity connect vùng Đông Nam Bộ, chủ đề Phát triển kinh tế sinh thái dưới tán rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết đã thực hiện, nghiên cứu thành công mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng Keo lai. Đây là mô hình đã thử nghiệm thành công với sự phối hợp cùng công ty cổ phần Dona farm (Trảng Bom - Đồng Nai). Bên lề sự kiện, PV đã có phỏng vấn ông Lê Hoàng Dũng - giám đốc công ty cổ phần Dona farm về tính thiết thực của mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng và những rào cản khiến cho mô hình gặp khó khi triển khai ra thực tế:

01 thg 9, 2023 | SHOPPING CUỐI TUẦN - Sự kiện Techfest 2023 tại Đồng Nai:Diễn đàn Megacity connect vùng Đông Nam Bộ, chủ đề Phát triển kinh tế sinh thái dưới tán rừng.

CÁC SỐ KHÁC

Radio TOP 100

Xem thêm Radio TOP 100