Bình luận: “Thi đua là yêu nước- Yêu nước phải thi đua”

(VOH) - Ngày 14-6 tới đây, thành phố sẽ khai mạc đại hội thi đua yêu nước toàn thành lần thứ 5 và Hội nghị điển hình tiên tiến, tiến đến đại hội thi đua toàn quốc lần thứ 8- Đây là nhiệm vụ và cũng là vinh dự của thành phố chúng ta khi được TW chọn là đơn vị điểm tổ chức đại hội thi đua yêu nước cho 22 tỉnh thành phố phía Nam.

Cách đây 62 năm, vào đúng ngày 11/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi thi đua ái quốc. Người viết: “Nước ta kinh tế lạc hậu, nhưng lòng yêu nước và ý chí quật cường chẳng kém ai. Mỗi người dân phải biết tự lập mới có độc lập, có tự cường mới có tự do. Vì vậy sĩ nông công thương binh, trai, gái, trẻ, già toàn thể quốc dân ta, dù ở vị trí nào, làm công tác gì phải ra sức thi đua yêu nước. Mục đích của thi đua yêu nước là diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm- Cách làm dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân để gây hạnh phúc cho dân. Thi đua ái quốc sẽ ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt, mọi tầng lớp nhân dân và giúp ta dẹp tan mọi nỗi khó khăn và thắng mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng…”.

Thực tiễn đã chứng minh- dù thời gian đã qua đến 62 năm, nhưng lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác kính yêu như mới rọi hôm qua.

Ngày 14-6 tới đây, thành phố sẽ khai mạc đại hội thi đua yêu nước toàn thành lần thứ 5 và Hội nghị điển hình tiên tiến, tiến đến đại hội thi đua toàn quốc lần thứ 8- Đây là nhiệm vụ và cũng là vinh dự của thành phố chúng ta khi được TW chọn là đơn vị điểm tổ chức đại hội thi đua yêu nước cho 22 tỉnh thành phố phía Nam.

Nhìn lại 5 năm đã qua (2005- 2009) nhờ học tập và làm theo lời dạy của Bác thi đua là yêu nước- yêu nước phải thi đua, phong trào thi đua yêu nước ở thành phố liên tục phát triển- cả bề rộng lẫn chiều sâu- Mỗi ngành mỗi giới, mỗi địa phương- tùy theo nhiệm vụ chính trị của mình đã đề ra mục tiêu phong trào thi đua phù hợp đạt hiệu quả cao thành tích năm sau cao hơn năm trước- Trong công nhân từ năm 2006 đến nay các tổ chức công đoàn đã vận động được 793 giải pháp tham gia hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật thành phố, trong đó 218 giải pháp đạt cấp thành phố; 130 đề tài tham gia giải thưởng Vifotec có 30 đề tài đạt giải. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã xét tặng bằng khen, huy hiệu lao động sáng tạo cho 162, cán bộ, công nhân kỹ thuật- Đã có 22.206 lượt đơn vị hưởng ứng tham gia hoàn thành 15.407 công trình sản phẩm mới- Trong nhân dân lao động-phong trào “vì người nghèo” hoạt động xã hội từ thiện được đông đảo nhân dân thànhphố đồng tình và hưởng ứng tích cực- Phong trào xây dựng nhà tình thương- tình nghĩa, tình bạn được nhân rộng hướng đến nhiều mãnh đời cơ nhở bất hạnh- thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị dẫn đầu cả nước trong việc đóng góp kinh phí vận động quỹ vì người nghèo. Đặc biệt phong trào thi đua xóa đói giãm nghèo đã thu hút hàng triệu lượt bà con hưởng ứng, trực tiếp hỗ trợ cho hơn 200 ngàn hộ vươn lên thoát đói giảm nghèo- Đến cuối năm 2008 toàn thành phố chỉ còn 2.754 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0,3% hộ dân- Nếu lấy mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 8 để so sánh thì thành phố đã hoàn thành mục tiêu cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo nghèo giai đoạn 2- tức thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm- thành phố đã nâng mức thu nhập để xác định diện thực hiện chánh sách hỗ trợ giãm nghèo là 12 triệu đồng/người/năm- đến cuối năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo ở thành phố chỉ còn 7,8%- Và mục tiêu mới không còn là xóa đói giảm nghèo nữa mà là “xóa hộ đói, giãm hộ nghèo tăng hộ khá”. Chỉ với phong trào thi đua của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thành phố đã làm thay đổi bộ mặt của thành phố chúng ta. Kiểm nghiệm hiệu quả phong trào thi đua thúc đẩy sự phát triển đi lên của thành phố, chúng ta có thể lấy năm 2009- năm cực kỳ khó khăn trong gần 25 năm đổi mới của chúng ta- Năm mà khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động làm suy giãm kinh tế- tài chánh của nước ta- Thế nhưng bằng các phong trào thi đua sôi nổi- thu hút sự tham gia của mọi ngành mọi giới- thành phố vượt qua những khó khăn của cuộc khủng hoảng một cách ngoạn mục- tăng trưởng bình quân đạt 8%, với GDP chiếm 25% tổng GDP cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.606 USD/năm, cao gấp 3,1 lần bình quân cả nước, thu ngân sách chiếm 27% tổng thu ngân sách quốc gia…v.v… Đây là một thực tiễn không thể chối cải- bởi chính bàn tay, khối óc, con tim của từng công dân thành phố đã chung sức chung lòng làm nên thành tựu vẽ vang đó. Qua phong trào thi đua của ngành, của giới, của địa phương mình.

Vị trí phong trào yêu nước đem lại hiệu quả to lớn như thế- Tuy vậy vẫn còn có nơi có lúc cấp ủy, thủ trưởng đơn vị xem công tác thi đua khen thưởng là cuộc vận động “hởi đồng bào anh dũng tiến lên”: lấy cớ tập trung cho nhiệm vụ chính trị là chính, tất cả cho chuyên môn nghiệp vụ, nhưng họ quên 1 điều- chỉ có phong trào thi đua mới thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ chính trị, mới làm tốt chuyên môn nghiệp vụ. Trong công tác thi đua phải xây dựng cho được điển hình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Ta phải biết làm cho phần tốt của con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi- lấy gương người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới- cuộc sống mới. Cách đây hơn 30 năm, trong lúc thành phố đang gặp muôn vàn khó khăn- Ban Thường vụ thành ủy ban hành chỉ thị 42 mang tên: “Học tập và nhân rộng điển hình tiên tiến- dùng điển hình tiên tiến lấn áp các biểu hiện tiêu cực” toàn thành phố lúc ấy sôi nổi phong trào học tập- đuổi kịp và vượt các điển hình tiên tiến” giúp thành phố vượt qua được khó khăn thử thách.

Sự nghiệp cách mạng là của toàn dân- công tác thi đua là phải phát huy tối đa sáng kiến và năng lực của toàn dân- làm tốt công tác thi đua- vận động mọi người tham gia thi đua cũng có nghĩa là chúng ta sớm đưa đất nước ta hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước- Lúc ấy mọi công dân Việt Nam ai cũng tự hào bản thân mình đã góp phần làm cho nước mạnh, dân giàu, dân chủ và văn minh./.

Hữu Quan