Chờ...

7 triệu chứng đau dạ dày (đau bao tử) nhất định bạn phải biết!

(VOH) - Đau dạ dày có rất nhiều triệu chứng và cách nhận biết thông qua vị trí đau bụng hoặc biểu hiện bên ngoài của cơ thể người bệnh. Để hiểu rõ căn bệnh này hơn, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.

1. Triệu chứng đau dạ dày

Triệu chứng đau dạ dày thường có những biểu hiện rõ rệt tuy nhiên một số trường hợp lại không xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng mà chỉ có những cơn đau bụng âm ỉ. Sau đây là 5 biểu hiện điển hình của bệnh nhân bị đau dạ dày:

1.1 Đau thượng vị

Đau thượng vị là triệu chứng thường xuất hiện ở người bệnh đau dạ dày. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau âm ỉ và tức vùng bụng, đau nóng rát rất khó chịu. Vị trí đau dạ dày có thể từ bụng lên ngực hoặc lan ra cả sau lưng, thường xuất hiện trong khoảng từ 1 - 2 tuần khi trong giai đoạn đầu của bệnh và tái đi tái lại. Khi thời tiết thay đổi hoặc giao mùa, cơn đau sẽ lại xuất hiện. Nếu để tình trạng này kéo dài, bệnh nhân sẽ bị đau triền miên.

7-trieu-chung-dau-da-day-dau-bao-tu-nhat-dinh-ban-phai-biet-voh-1
Đau thượng vị là một trong những triệu chứng đau dạ dày điển hình (Nguồn:Internet)

1.2 Cảm giác chướng hơi, đầy bụng, ăn không tiêu

Đầy bụng trên sau khi ăn là cảm giác có thể biểu hiện bạn bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Nên theo dõi tình trạng cơ thể mình để phát hiện bệnh sớm, dễ chữa trị. Trong trường hợp để lâu, bệnh tình sẽ trở nên nghiêm trọng, gây ra những biến chứng khó lường.

1.3 Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

Đây là triệu chứng rất quan trọng của bệnh đau dạ dày. Ợ chua, ợ hơi gây nên sự khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do dạ dày hoạt động bị rối loạn nên thức ăn khó được tiêu hóa dẫn đến tình trạng bị lên men. Người bệnh sẽ cảm thấy vị đắng hoặc chua khi thức ăn hoặc hơi lên tận trên họng nhưng chỉ lên nửa chừng, lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vùng ức mũi hoặc sau xương ức.

Xem thêm: Những dấu hiệu 'tố' bạn đang bị trào ngược dạ dày thực quản

1.4 Cảm giác buồn nôn, ói mửa

Đây là biểu hiện của bệnh lý như viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hay có thể là ung thư dạ dày. Khi người bệnh nôn nhiều sẽ kéo theo các hệ lụy như rách niêm mạc thực quản tác động nghiêm trọng đến sức khỏe. Bên cạnh đó nôn nhiều khiến cho tình trạng mất nước và điện giải trong dịch dạ dày xảy ra. Nặng hơn có thể là tình trạng hạ huyết áp, trụy tim mạch. Người bệnh bị sút cân nhanh dẫn đến thiếu máu, phù nề,...

1.5 Chảy máu đường tiêu hóa

Chảy máu dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa là triệu chứng nặng của bệnh đau dạ dày. Nếu bệnh nhân rơi vào tình huống này mà không được cấp cứu ngay lập tức thì tính mạng sẽ bị đe dọa. Khi người bệnh bị chảy máu dạ dày, sẽ có các triệu chứng như nôn ra máu, đi ngoài ra máu, phân đen… Kèm theo đó là tình trạng người mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng thường xuyên do mất máu… Hiện tượng, triệu chứng đau dạ dày này chứng tỏ bạn đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng hoặc ung thư dạ dày…

1.6 Thay đổi thói quen đại tiện

Đầy hơi liên quan với đau bụng, thay đổi các thói quen đại tiện, hoặc giảm cân không giải thích được có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn nhiễm một ký sinh trùng gọi là Giardia trong đường ruột.

7-trieu-chung-dau-da-day-dau-bao-tu-nhat-dinh-ban-phai-biet-voh-2
Thay đổi thói quen đại tiện cũng là một trong các triệu chứng của bệnh đau dạ dày (Nguồn:Internet)

Xem thêm: 6 nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bụng dưới bên phải

1.7 Một số triệu chứng đau dạ dày khác

Ngoài ra, đau dạ dày cũng xuất hiện một số triệu chứng như giảm cân nhanh, thiếu máu, đau tức vùng bụng trên, sờ thấy u trước bụng…Tuy nhiên, những triệu chứng này đa số ít gặp hơn.

2. Bị đau dạ dày có nguy hiểm không?

Rất nhiều người mắc bệnh đau dạ dày vẫn thờ ơ, chủ quan mà không biết mức độ biến chứng thực sự của bệnh này nguy hiểm đến mức nào. Khi đó, các cơn đau dạ dày xuất hiện thường xuyên, ảnh hưởng đến công việc, ăn uống, ngủ nghỉ của người bệnh. Nếu để không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh đau dạ dày có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày... 

Để hạn chế biến chứng của bệnh đau dạ dày, cách tốt nhất là duy trì thói quen ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, không hút thuốc, lạm dụng rượu bia, tránh căng thẳng thần kinh,…Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ và thực hiện kiểm soát ung thư tiêu hóa để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường trong cơ thể và điều trị kịp thời, từ đó ngăn ngừa nguy cơ ung thư.