Trẻ ăn gì ngày Tết cho lành và mạnh khỏe?

(VOH) - Theo thống kê, dịp Tết Nguyên đán, số lượng trẻ mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa thường có xu hướng tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu là do các bé bị mất cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống...

Vậy làm sao để đảm bảo dinh dưỡng lành mạnh cho bé trong các ngày Tết, đẩy lùi các bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Ăn Tết sao cho "lành"?

Một chế độ ăn uống được xem là lành mạnh khi đáp ứng không chỉ vai trò dinh dưỡng mà còn phải bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ gây bệnh hoặc gây mất cân bằng nội tiết.

Để có được dinh dưỡng cân bằng, cơ thể cần được cung cấp năng lượng từ các thực phẩm như: Trái cây tươi; rau sạch; các loại ngũ cốc; cây họ đậu; protein nạc. Ăn nhiều loại thực phẩm, tiêu thụ ít muối, đường và chất béo là những yêu cầu thiết yếu cho một chế độ ăn uống lành mạnh.

[GỞI THI] Trẻ ăn gì ngày Tết cho lành và mạnh khỏe ? 1
Nên hạn chế ăn nhiều các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột và chất béo. (Ảnh: internet)

Riêng trong những ngày Tết, theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, điều đầu tiên cần hạn chế là ăn nhiều bánh chưng/bánh tét, do đây là loại thức ăn vốn chứa rất nhiều tinh bột và chất béo nhưng lại thiếu rau xanh và vitamin, khoáng chất, nên dễ gây chứng đầy bụng, khó tiêu.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em trong ngày Tết

Thông thường, dịp Tết cũng là khoảng thời gian các cháu bé được "thả lỏng" trong việc ăn uống, do đó dễ xảy ra tình trạng các cháu bỏ bữa, ăn tùy hứng, tùy lúc và gây mất cân bằng dinh dưỡng. Sau Tết, nhiều bé do ăn quá nhiều, ăn đồ ngọt, đồ chiên xào... khiến cân lên vù vù, rơi vào tình trạng béo phì. Hoặc ngược lại, có không ít trường hợp các cháu bé bị rối loạn tiêu hóa, bị sụt cân, suy dinh dưỡng do ăn vặt, ăn quá nhiều ngũ cốc nhưng thiếu chất đạm.... Vì vậy, các bậc cha mẹ có con nhỏ xin lưu ý vào dịp tết là nên cố gắng giữ cho nhịp độ sinh hoạt của các cháu đều đặn, dù biết là không được như ngày thường song cũng đừng quá chênh lệch, tránh tình trạng "no dồn đói góp", không ăn quá nhiều bánh ngọt, uống nước ngọt, nước có gas...

Vậy, những ngày Tết nên cho trẻ ăn uống như thế nào là phù hợp ? Chúng ta có thể áp dụng các khuyến cáo sau:

Ăn đúng giờ, đủ bữa

Nhiều cha mẹ bận rộn ngày Tết hoặc gặp di chuyển về quê xa, mà xuề xòa chuyện ăn uống đúng giờ, đủ bữa của con. Phụ huynh cần duy trì thời gian biểu 3 bữa càng giống ngày thường càng tốt. Giờ giấc đảo lộn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé "biểu tình".

Nếu vì lý do nào đó khiến bé lỡ bữa, nên nhanh chóng cho con uống 1 cốc sữa để bù vào phần năng lượng bị thiếu hụt.

Hạn chế bánh kẹo

Nếu cha mẹ lơ là, trẻ sẽ ăn uống theo sở thích, ham bánh kẹo, nước uống có gas, thức ăn giàu chất béo. Đồ ăn vặt lấp đầy dạ dày, khiến bé bỏ bữa chính, biếng ăn cơm, gây hại sức khỏe và giảm đề kháng. Hậu quả là trẻ béo phì sẽ tăng cân sau Tết, còn trẻ thấp còi thì ngày càng teo tóp hơn.

Vì thế, cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn bánh kẹo, chỉ thưởng thức chút ít sau các bữa chính. Các loại thực phẩm giàu năng lượng như bánh chưng, món chiên rán, chả giò, lạp xưởng chế biến sẵn... nên ăn chừng mực.

Ngoài ra, quý vị phụ huynh có thể cho các bé uống mỗi ngày 2 ly sữa Vinamilk ColosGold 3 để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và hỗ trợ hệ tiêu hóa cho các em, do đây là dòng sản phẩm được bổ sung sữa non (sữa bò được vắt ra trong 24 giờ đầu sau khi sinh) với chất xơ HMO (2'-FL) có cấu trúc tương tự như dưỡng chất được tìm thấy trong sữa mẹ.

[GỞI THI] Trẻ ăn gì ngày Tết cho lành và mạnh khỏe ? 2

Thay vì ăn quá nhiều chất đường bột, hãy cho trẻ uống sữa để dễ hấp thu hơn. (Ảnh: internet)

Tăng rau xanh trong khẩu phần

Phần lớn các bữa ăn ngày Tết thường nhiều đạm, ít rau xanh. Hầu như nhà nào cũng cúng mâm ngũ quả, song trái cây để tráng miệng lại thiếu thốn. Thiếu rau xanh khiến trẻ dễ táo bón, ợ nóng, khó tiêu. Vì vậy, đừng quên bổ sung cho các bé nhiều trái cây, rau củ trong các bữa ăn.

Với các bé trong độ tuổi từ 2 đến 7 tuổi nếu đang có dấu hiệu nhẹ cân, suy dinh dưỡng thì ngoài chế độ ăn cân bằng, cũng nên cho uống 2 cốc sữa (khoảng 200ml) mỗi ngày để bổ sung dưỡng chất và các thành tố quan trọng khác như vitamin, khoáng chất và lợi khuẩn, để hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Từ đó hấp thu tốt các dưỡng chất, giúp bé mau tăng cân, tăng chiều cao và hồi phục thể trạng.

Cân đối khẩu phần ăn

Bữa ăn vẫn cần đủ 4 nhóm chất (đạm, béo, đường bột, vitamin và khoáng chất). Mẹ có thể chế biến các món ăn nhanh mà vẫn đủ chất cho bé như cơm mềm, cháo, mì, nui, hủ tíu nấu với thịt, cá, trứng hoặc đậu phụ, rau củ... Khi đi tàu xe, nên chuẩn bị cho bé vài lát sandwich với dăm bông, phô mai, thêm quả chuối cau và hộp sữa bột pha sẵn là đủ, tuy nhiên, nên chọn uống sữa tách béo và không ăn muộn sau 20 giờ.

Khi chế biến thức ăn, nên ưu tiên các món luộc hấp, hạn chế các món chiên xào, sốt nhiều đường, Bữa chính cần đa dạng, đủ 4 nhóm chất, nên dùng các loại đạm từ thịt, cá, trứng, tôm, cua tươi... giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, sau bữa ăn chính, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm bữa phụ như uống thêm sữa, ăn sữa chua, ăn trái cây… để cung cấp thêm chất dinh dưỡng và đỡ chán ăn.

[GỞI THI] Trẻ ăn gì ngày Tết cho lành và mạnh khỏe ? 3

Sữa chưa không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn kích thích tiêu hóa. (Ảnh: VNM)

Bổ sung thêm bữa phụ

Giữa các bữa chính nên bổ sung 2-3 bữa phụ bằng hoa quả, ngũ cốc, sữa dinh dưỡng. Bữa phụ sáng nên bắt đầu lúc 9 giờ, phụ chiều lúc 16 giờ và phụ tối lúc 20 giờ - trước khi đi ngủ. Nên uống tăng sữa nếu bé không thể ăn uống đầy đủ như ở nhà.

Sữa là nguồn cung cấp hầu hết chất dinh dưỡng cần thiết cho bé với tỷ lệ cân đối. Nếu trẻ trên 2 tuổi đang dùng sữa bột, mẹ có thể chuyển sang loại sữa pha sẵn tiện lợi, dễ sử dụng khi về quê ăn Tết. Cả hai đều có hàm lượng dinh dưỡng như nhau, song các loại sữa có dạng lỏng, bao bì hộp sẽ tiện lợi và an toàn hơn.

[GỞI THI] Trẻ ăn gì ngày Tết cho lành và mạnh khỏe ? 1

Dinh dưỡng cân bằng giúp trẻ phát triển toàn diện. (Ảnh: VNM)

Cho trẻ uống nhiều nước

Tết trùng với thời điểm giao mùa đông - xuân ở miền Bắc và đợt hanh khô ở miền Nam. Trẻ không chỉ mất nước vì thời tiết, mà còn bởi tâm lý lơ là, lười uống nước, ham chơi. Vì vậy, phụ huynh nên nhắc trẻ uống đủ nước lọc, nước trái cây ép; hạn chế nước ngọt và các loại bánh kẹo gây trạng thái háo nước cho cơ thể.

Theo TS Phạm Thị Thúy Hòa, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: “Bên cạnh các thực phẩm truyền thống trong mâm cỗ ngày tết, chúng tôi khuyến cáo các gia đình nên thêm rau xanh, nhất là các món như súp lơ (bông cải), đặc biệt là súp lơ xanh giàu kẽm giúp ngăn chặn nguy cơ bị tiêu chảy sau những bữa cỗ ngày tết có phần quá giàu dinh dưỡng, đôi khi bị lạnh và có lo ngại về vệ sinh thực phẩm hơn so với ngày thường”.

Ngoài súp lơ, một số loại thực phẩm tốt cho ngày tết, như đậu Hà Lan có tính “bình”, giúp môi trường cơ thể không quá bị thay đổi và nuôi dưỡng vi khuẩn có ích. Cà rốt giúp món ăn giàu màu sắc và có hàm lượng carotene cao, cung cấp vitamin A giúp tăng sức đề kháng và có vai trò như một chiếc "chổi" quét những thực phẩm lưu cữu trong ruột, chống lại táo bón.
Vinamilk