Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Viêm vòi trứng nguy hiểm thế nào? Có chữa được không?

(VOH) – Viêm vòi trứng là căn bệnh tương đối phổ biến ở phụ nữ, nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, đặc biệt là vô sinh.

1. Viêm vòi trứng là như thế nào?

Viêm vòi trứng là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra tại vòi trứng do vi khuẩn và một số tác nhân xấu khác gây ra. Viêm vòi trứng thường xảy ra do tình trạng nhiễm trùng ngược dòng từ âm đạo, cổ tử cung hoặc tử cung, sau đó lan sâu vào ống dẫn trứng.

Phụ nữ có thể bị viêm ống dẫn trứng do nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, thực hiện quan hệ "chăn gối" không lành mạnh, nạo phá thai không an toàn,... Căn bệnh này sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng như vô sinh nếu như người bệnh không phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.

2. Dấu hiệu viêm vòi trứng thường gặp

Viêm vòi trứng được chia ra làm 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Các biểu hiện viêm vòi trứng thường không điển hình và cũng khá giống với các bệnh phụ khoa khác. Một vài triệu chứng giúp chị em nhận biết bệnh viêm vòi trứng là:

2.1 Viêm vòi trứng cấp tính

  • Kinh nguyệt không đều: Khi vòi trứng bị viêm nhiễm sẽ làm cho hoạt động giữ vòi trứng và buồng trứng kém hiệu quả. Từ đó, gây ra tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều.
  • Đau bụng kinh: Một trong những triệu chứng viêm tắc vòi trứng cấp tính là tình trạng đau bụng kinh nghiêm trọng. Viêm vòi trứng có thể ảnh hưởng tới khung xương chậu, nên trước chu kỳ kinh khoảng 1 tuần chị em thường có hiện tượng đau bụng và đau bụng nghiêm trọng hơn khi kỳ kinh nguyệt xuất hiện.
  • Ra khí hư có màu vàng
  • Một số triệu chứng kèm theo là sốt, buồn nôn, chóng mặt, tiểu rắt, mót tiểu...

viem-voi-trung-nguy-hiem-the-nao-co-chua-duoc-khong-voh

Biểu hiện viêm vòi trứng thường không điển hình và tương đối giống với các bệnh phụ khoa khác (Nguồn: Internet)

2.2 Viêm vòi trứng mãn tính

Các triệu chứng viêm vòi trứng mãn tính thường không xảy ra đột ngột và dữ dội như giai đoạn cấp tính. Biểu hiện của giai đoạn này thường diễn biến âm ỉ trong cơ thể và cũng không có quá nhiều sự khác biệt so với giai đoạn cấp tính. Một số biểu hiện cụ thể là:

  • Vòi trứng bị sưng đỏ khiến người bệnh có cảm giác bị đau vùng chậu, đau mỏi vùng lưng nhiều ngày.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, thường chị chậm kinh, mất kinh, đau bụng khi hành kinh...
  • Phụ nữ lập đã lập gia đình thường khó thụ thai, dù không dùng bất kỳ biện pháp an toàn nào (Tuy vậy, cũng có nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến khó đậu thai).

3. Nguyên nhân bệnh viêm vòi trứng

Có nhiều nguyên nhân gây dẫn đến tình trạng viêm vòi trứng ở nữ giới. Phụ nữ đã từ có quan hệ “chăn gối” hoặc từng sinh con thì khả năng mắc bệnh sẽ càng cao hơn.

Những nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm vòi trứng là:

  • Quan hệ không an toàn: Vi khuẩn, nấm có hại có thể xâm nhập vào ống dẫn trứng của phụ nữ thông qua đường âm đạo khi có “quan hệ vợ chồng” không an toàn, đặc biệt là khi người nam mắc các bệnh truyền nhiễm.
  • Do phá thai: Phụ nữ phá thai không đảm bảo an toàn hoặc phá thai nhiều lần đều rất dễ làm cơ quan sinh sản bị viêm nhiễm. Nguy hiểm hơn nếu thực hiện phá thai ở các cơ sở y tế kém chất lượng, dụng cụ y tế không vô trùng sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch: Trong thời kỳ hành kinh hoặc sau khi có “quan hệ vợ chồng” nếu không vệ sinh vùng kín sạch sẻ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, dần lây lan vào sâu trong vòi trứng.
  • Thực hiện thủ thuật tại bộ phận sinh dục như đặt vòng tránh thai, phẫu thuật tiểu khung... Quá trình tiến hành phẫu thuật cũng chính là thời điểm để vi khuẩn lây nhiễm từ dụng cụ y tế hoặc do quá trình vệ sinh sau tiểu phẫu không an toàn vào bên trong vòi trứng và gây viêm.
  • Từng có tiền sử mắc bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục như các bệnh liên quan tới tử cung, cổ tử cung, buồng trứng.... nhưng chưa được điều trị triệt để khiến cho mầm bệnh có cơ hội tái phát và lây lan sang các vùng khác.

4. Viêm vòi trứng có nguy hiểm không?

Bệnh viêm vòi trứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của phụ nữ:

4.1 Viêm nhiễm lan rộng

Vòi trứng bị viêm lâu ngày sẽ có nguy cơ lan sang các bộ phận khác như buồng trứng, tử cung...

4.2 Áp-xe phần phụ

viem-voi-trung-nguy-hiem-the-nao-co-chua-duoc-khong-1-voh

Phụ nữ bị viêm vòi trứng không được điều trị sẽ tiến triển thành áp-xe phần phụ (Nguồn: Internet)

Khoảng 15% phụ nữ bị viêm vòi trứng sẽ phát triển thành áp-xe phần phụ. Không điều trị kịp thời và đúng mức sẽ dẫn đến viêm phúc mạc chậu, viêm phúc mạc toàn thể, nhiễm trùng huyết, thậm chí là tử vong.

4.3 Mang thai ngoài tử cung

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm vòi trứng. Khi ống dẫn trứng bị tắc khiến trứng đã được thụ tinh không thể xâm nhập vào tử cung mà đến làm tổ ở một vị trí khác trong ổ bụng dẫn đến thai ngoài tử cung.

4.4 Vô sinh

Hậu quả đáng tiếc nhất do viêm vòi trứng gây ra là làm tắc nghẽn ống dẫn trứng hoặc ứ dịch làm mất chức năng của ống dẫn trứng ở cả 2 bên. Điều này khiến cho tinh trùng không thể đi qua để gặp trứng, dẫn đến việc thụ thai gặp khó khăn.

Sau một đợt viêm ống dẫn trứng ở phụ nữ, nguy cơ vô sinh sẽ chiếm khoảng 15%. Và nguy cơ này sẽ tăng lên 50% nếu viêm ống dẫn trứng lặp lại 3 lần.

5. Cách điều trị và phòng ngừa viêm vòi trứng

Viêm vòi trứng có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị phù hợp. Hiện có 2 phương pháp giúp phát hiện viêm vòi trứng đó là chụp cản quang và siêu âm đầu dò. Chính vì thế, nếu muốn biết tình trạng bệnh chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khăm khám chính xác.

Đối với bệnh viêm vòi trứng, các bác sĩ thường điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Điều trị bằng nội khoa và ngoại khoa: Bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh bằng đường tiêm truyền kết hợp với thuốc chống viêm. Tùy vào từng trường hợp sẽ có những phác đồ điều trị riêng. Trường hợp nặng sẽ được chỉ định phẫu thuật.
  • Điều trị bằng phương pháp vật lý: Sử dụng các bước sóng ngắn, siêu sóng ngắn, chiếu nhiệt hay tia hồng ngoại để thúc đẩy tuần hoàn máu, hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm vòi trứng.

Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cần kết hợp với thực đơn ăn uống phù hợp, duy trì lối sống lành mạnh. Đồng thời cần hạn chế “quan hệ vợ chồng”, vệ sinh vùng kín sạch sẽ để giúp bệnh tình sớm được hồi phục.

Bình luận