(VOH) - Sáng nay, 9/9, Sở Lao động - Thương binh – Xã hội chủ trì Hội thảo “Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2016-2010, thực trạng và giải pháp”, với sự tham gia của hơn 100 chuyên gia, nhà khoa học đến từ các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp có đào tạo nghề, cùng đại diện các cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp.
(VOH) - Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 1.400 cơ sở đào tạo nghề phủ kín toàn quốc với đội ngũ giáo viên hơn 4.000 người. Mặc dù kết quả tuyển sinh chưa đạt mục tiêu Chiến lược đào tạo nghề đề ra nhưng vẫn tăng gần 20% so với giai đoạn 2006 – 2010. Theo đánh giá, chất lượng đào tạo nghề nói chung từng bước được nâng lên, thể hiện qua kết quả tốt nghiệp và tìm được việc làm sau đào tạo. Tỷ lệ HS-SV sau tốt nghiệp có việc làm rất cao, bình quân trên 70%. Có nhiều trường, nhiều ngành có tỷ lệ việc làm lên đến 80 – 90%. Có những nghề khi sinh viên chuẩn bị ra trường đã có doanh nghiệp đến đặt hàng.
(VOH) - Hôm qua, chúng tôi đã chuyển đến quý vị phần đầu của loạt bài “Vì sao trường nghề chưa thu hút học sinh”, đề cập đến nghịch lý khi tình trạng thiếu lao động kỹ thuật lành nghề diễn ra ở khắp nơi, cung không đủ cầu, trong khi tỷ lệ thanh niên thất nghiệp thì vẫn còn cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo lại thấp, thế nhưng học sinh vẫn chưa mặn mà với việc học nghề. Như đã hẹn, hôm nay chúng tôi xin chuyển đến quý vị phần tiếp theo của bài viết nhan đề “Dạy và học nghề - Phải thay đổi từ tư duy”.