Cách quản lý thời gian hiệu quả

(VOH) - Cho dù bạn ở độ tuổi 20, 30 hay 40, miễn sao bạn cảm thấy thời gian một ngày không đủ để bạn giải quyết công việc thì hãy nghĩ đến việc dành chút thời gian, để sắp xếp, quản lý lại thời gian của mình sao cho hợp lý. Ở thời điểm tốt nhất làm việc có hiệu quả nhất, lúc đó bạn sẽ phát hiện thời gian của mình đột nhiên tăng lên đáng kể.

Quản lý thời gian hiệu quả làm tăng thời gian đáng kể (Ảnh minh họa: internet)

1. Xây dựng kế hoạch hàng ngày: đầu tiên, quản lý thời gian hiệu quả nhất là phải xây dựng được kế hoạch sử dụng thời gian trong ngày. Buổi sáng là thời điểm xây dựng kế hoạch hàng ngày tốt nhất. Có xây dựng kế hoạch thời gian đã là khởi đầu thành công của một ngày. Quan trọng, không nên dễ dãi với bản thân, hãy tuân thủ nghiêm kế hoạch đã được xây dựng.

2. Hạn định thời gian giải quyết công việc: ví dụ, hạn định rõ ràng bạn cần hoàn thành công việc X trước 10 giờ sáng, hoàn thành công việc Y trước 3 giờ chiều, hoàn thành công việc Z trước 7 giờ tối. Điều này ngăn cản bạn trì hoãn công việc, kéo dài thời gian giải quyết hoặc bị các công việc khác chiếm dụng thời gian.

3. Hãy biết nói “không”: Nếu như những việc vượt khả năng của bạn và gây trở ngại cho những công việc của bạn đang làm, thì bạn hãy biết nói “không” hoặc là hoãn lại việc này trong thời điểm thuận lợi khác sẽ giải quyết những.

Biết nói “không” với việc vượt khả năng (ảnh minh họa: Internet)

4. Nhắc nhở trước 15 phút: hầu hết các thiết bị thông minh bây giờ đều có chức năng nhắc nhở rất tiện lợi, bạn hãy tận dụng chức năng này. Nếu như bạn phải dự một cuộc họp quan trọng, bạn có thể cài chế độ nhắc nhở trước cuộc họp 15 phút, giúp bạn không bỏ lỡ cuộc họp.

5. Đừng quá bận tâm việc không quan trọng: những việc mà chính bản thân bạn còn không rõ phải giải quyết như thế nào thì nên gạt bỏ qua một bên. Vì những việc như vậy, nếu bạn lao vào giải quyết chẳng những không có kết quả mà thật sự còn làm tốn thời gian của bạn.

6. Đừng “ôm đồm” nhiều việc: có nghiên cứu chỉ ra rằng, khi bộ não điều chỉnh sự tập trung giải quyết từ việc này sang việc khác, mức tiêu thụ năng lượng rất lớn. Nếu như bạn cả ngày “ôm đồm” giải quyết quá nhiều công việc phức tạp khác nhau, sẽ dẫn đến bộ não của bạn “quá tải”, lúc đó hiệu quả giải quyết công việc không cao mà còn cản trở các việc khác.

“Ôm đồm” nhiều việc dẫn đến hiệu quả giải quyết không cao (ảnh minh họa: internet)

7. Làm việc theo thứ tự ưu tiên: do bạn không thể làm tất cả mọi việc cùng một lúc, nên phải biết chọn công việc quan trọng làm trước, sau đó mới làm tiếp theo các việc ít quan trọng hơn.

8. Cùng lúc giải quyết các công việc tương tự: đối với các công việc tương tự, bạn hãy cùng lúc giải quyết chúng. Ví dụ như bạn cần phải thực hiện nhiều cuộc gọi điện thoại để giải quyết công việc thì bạn có thể cùng lúc thực hiện những cuộc gọi điện thoại này, để cùng lúc giải quyết tất cả các công việc. Có như vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và sử dụng thời gian hợp lý.

9. Cần có ghi chú: đừng nghĩ bạn có thể nhớ tất cả mọi việc.  Ghi chú bằng cách nào cũng được từ laptop, ipad, điện thoại, sổ tay ... miễn sao bạn có ghi chú lại những việc cần phải giải quyết là được. Như thế giúp bạn trình tự giải quyết công việc nhanh chống, hiệu quả và quan trọng tiết kiệm nhiều thời gian.

Có ghi chú giúp bạn giải quyết công việc nhanh hơn (ảnh minh họa: internet)