Theo Bác sĩ Thanh Tâm – bệnh viện Từ Dũ, khoảng 30% thai kỳ có hiện tượng ra máu âm đạo trong giai đoạn ba tháng cuối.
Việc ra máu trong 3 tháng cuối thai kỳ của thai phụ có thể chia ra hai dạng:
Khẩn cấp hay còn gọi là cấp cứu sản khoa: Do nhau bong non, vỡ tử cung, nhau tiền đạo gây ra huyết âm đạo ồ ạt.
Do sản phụ chuyển dạ, có khi là chuyển dạ sinh non có khi là đủ ngày đủ tháng sinh
Hình minh họa: internet
Nghe nội dung tư vấn từ bác sĩ Thanh Tâm:
Thai phụ có thể tự đánh giá tính trạng ra huyết âm đạo có nguy hiểm?
Nếu ra huyết âm đạo ít thì sản phụ không quá lo lắng. Sản phụ nên theo dõi, sau đó nếu lượng máu giảm dần thì không đáng ngại.
Nếu ra huyết âm đạo ít và thai máy bình thường như mọi ngày thì không có gì phải lo lắng.
Việc lượng định ra huyết âm đạo nhiều hay ít, các sản phụ có thể dựa vào lượng máu thấm vào băng vệ sinh. Nếu trong vòng 1 tiếng hoặc tối đa ba tiếng máu ướt 1 băng vệ sinh dày là nhiều, cần lưu ý.
Các biểu hiện khác cần chú ý nữa là có kèm theo vỡ ối hay không, bụng có gò nhiều hay không? Nếu ra huyết cộng với việc bụng gò nhiều, liên tục thì sản phụ nên đến bệnh viện gấp.
Ra huyết gây choáng, da xanh, xỉu là trường hợp nặng phải cấp cứu ngay.
Thai phụ cần chuẩn bị gì trong 3 tháng cuối thai kỳ
Thai phụ chuẩn bị kiến thức để biết các dấu hiệu khi nào chuyển dạ (cơn gò trên 1 tiếng đồng hồ, nằm nghỉ vẫn không hết gò, ra huyết hồng, ra nước âm đạo…. )
Theo dõi thai máy (mỗi giờ ít nhất 4 lần hoặc trong mỗi buổi ít nhất thai máy 10 lần… là bình thường)
Hồ sơ khám thai và đồ dùng chuẩn bị khi đi sinh (quần áo, khăn, các vật dụng vệ sinh cho mẹ và bé): cần luôn chuẩn bị sẵn sàng.
Quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe trong thời kỳ mang thai, quý vị có thể đón theo dõi chương trình "Sống khỏe" được phát sóng lúc 11h30 ngày thứ bảy hàng tuần, trên sóng FM 99.9MHz. Số điện thoại tham gia giao lưu trực tiếp: (028) 3910 4866) |