Tốt cho men tiêu hóa
Trong sữa đậu nành còn có các vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F và các men có ích cho tiêu hóa.
Thực phẩm thiết thân với nữ giới
Ngoài ra, sữa đậu nành còn chứa chất isoflavone là một chất tương tự với hormone giới tính nữ, có thể dùng để bù lại tình trạng thiếu oestrogene của phụ nữ có tuổi, chống loãng xương, phòng trị ung thư vú.
Isoflavone trong đậu nành có tác dụng tăng cường việc sản sinh collagen, làm chậm quá trình lão hoá, nuôi dưỡng da đẹp tự nhiên từ bên trong
Uống sữa đậu nành có tác dụng giảm béo, giảm mỡ bụng
Đậu nành là thực phẩm chứa các axit béo không no, nhiều nối đôi, giúp điều chỉnh quá trình tiêu hóa thức ăn, thúc đẩy tiêu hao thay vì lưu trữ chất béo. Bên cạnh đó, isoflavone - hợp chất giúp cân bằng nội tiết, ức chế chất béo tích tụ ở vùng bụng, đùi, mông, giúp vóc dáng thon gọn, mềm mại. Do vậy, sữa đậu nành là bí quyết đơn giản nhất để giảm cân của chị em.
Tuy nhiên, cần lưu ý là nếu uống sữa đậu nành để giảm béo thì cần uống sữa không đường, và không uống quá nhiều (uống không quá 500ml/ngày), nếu không sẽ phản tác dụng.
Đậu nành tốt cho tim mạch, giảm thiểu cholesterol, giảm các triệu chứng giai đoạn mãn kinh, ngăn ngừa các loại ung thư (ung thư vú, tuyến tiền liệt, tử cung, trực tràng…), hỗ trợ hữu hiệu cho việc điều trị bệnh tiểu đường, tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
Nếu có điều kiện, chúng ta có thển tự chế biến sữa đậu nành tại gia đình. Còn nếu mua ở ngoài, nên chọn những cơ sở uy tín để tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Là thức uống từ thiên nhiên, tốt cho sức khoẻ, sữa đậu nành GoldSoy của Vinamilk mang đến cho người tiêu dùng nhiều chọn lựa phong phú: GoldSoy Giàu Đạm, GoldSoy Canxi-D và GoldSoy Canxi-D Hương Bắp.. |
Những cảnh báo khi lạm dụng đậu nành
- Trẻ con sử dụng quá nhiều sữa đậu nành thay thế cho sữa bò, sữa mẹ có thể dẫn đến tình trạng khiếm khuyết dinh dưỡng do không đủ chất bổ. Một số trẻ bị dị ứng với sữa bò thì cũng có thể dị ứng với sữa đậu nành, nên thận trọng khi dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi và không nên dùng số lượng lớn.
- Bệnh sạn thận có thể xảy ra do nhiều chất oxalate chứa trong đậu nành. Người có bệnh ở thận hoặc tiền sử bị sạn thận nên tránh ăn uống đậu nành. Ung thư bàng quang cũng tránh dùng các chế phẩm từ đậu nành.
- Người bệnh suy giáp (hypothyroidism) cũng không sử dụng đậu nành vì sẽ làm bệnh xấu hơn.
- Người bị bệnh hen suyễn sẽ dễ tăng nguy cơ dị ứng với đậu nành, nhất là trong lớp vỏ đậu; tương tự như vậy với những người bị viêm mũi dị ứng.